Canh bầu nấu tôm ngọt mát dễ làm

0 nhận xét

Chẳng cần tốn nhiều thời gian để đãi cả gia đình món canh thanh mát, ngon ngọt rất đưa cơm.
Nguyên liệu dễ chuẩn bị: 
200 g tôm đất tươi, quả bầu non 300 g, hành ngò và các gia vị khác.
Tôm cắt chân, râu để nguyên vỏ, rửa sạch, ướp gia vị trước khi nấu 30 phút cho thấm. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái lát.
Cách làm:
Làm nóng chảo với dầu, cho hành vào khử thơm rồi cho tôm vào xào. Tôm lên màu hồng nhạt thì cho một muỗng canh nước mắm vào xào chung cho dậy mùi thơm. Cho bầu vào xào nhanh trong vài phút để bầu ra nước cho ngọt canh.
Cho nước đun sôi vào nồi với lượng vừa ăn, nêm lại gia vị. Chờ nước sôi lại thì bỏ hành vào, tắt bếp vì bầu rất nhanh chín.
Nguồn: internet
nhà hàng thế giới nghiêng

mỳ trộn thịt bò

0 nhận xét

 Để làm món mì trộn thịt bò bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho 4 phần ăn:

Rau xà lách: 3 cây
Cà chua: 2 quả to
Hành tây: 1 củ
Thịt thăn bò: 400g
Mì gói
Rau thơm, vài nhánh tỏi
Mắm, muối, tiêu, đường, dấm, ớt

Cách làm;

Rau xà lách tách thành từng lá, rửa sách, vẩy cho ráo nước rồi cắt sợi nhỏ.
Cà chua rửa sạch, cắt múi cam, rồi băm nhỏ.
Hành tây lột vỏ, cắt bỏ rễ, đầu hành, cắt làm đôi rồi xắt lát mỏng.
Thịt thăn bò rửa sạch, cắt mỏng, ướp với chút tỏi băm và muối tiêu chừng 30 phút cho thấm - bạn cũng có thể ướp thịt bò từ tối hôm trước và để trong ngăn mát tủ lạnh nhé!
Rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
Chuẩn bị mì gói. Bình thường mì để xào giòn thường được ngâm chút nước lạnh rồi hấp để sợi mì được dai. Tuy nhiên, mì gói dùng để trộn thì nên trụng qua nước sôi. Nấu sôi nước rồi cho mì vào chần nhanh, vớt ra để thật ráo. Chần mì giúp cho dầu chiên trong mì ra bớt nước chần, hạn chế được dầu mỡ ở trong mì.
Làm nóng ít dầu ăn trong chảo, cho tỏi vào phi thơm. Khi tỏi hơi se vàng và dậy mùi thì cho hành tây vào đảo đều. Đảo đến khi hành tây đổi sang màu hơi trong và chín mềm.
Thêm cà chua cắt nhỏ vào chảo hành, đảo đều cho cà chua ra bột và chín mềm. Cà chua mềm thì trút thịt bò vào, đảo nhanh tay khoảng chừng 30 giây là thịt bò đã chín mềm, nêm chút gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Chuẩn bị 1 chiếc dĩa sâu lòng hoặc tô. Xếp rau xà lách ra dĩa. Cho gói mì đã chần chín và để ráo lên trên. Thêm thịt bò xào cùng xốt cà chua hành tây vào dĩa.
Pha nước trộn gồm mắm, giấm, đường, ớt sao cho chua cay mặn ngọt vừa ăn. Khi ăn rưới nước trộn lên mì và đảo đều. Rắc rau thơm thái nhỏ tùy thích.
Món mì trộn thịt bò làm rất nhanh gọn, có chất đạm từ thịt, chất xơ từ rau, vị chua ngọt hài hòa hấp dẫn không kém gì món mì xào giòn, lại hạn chế được dầu mỡ.
Chúc cả nhà ngon miệng !

(Theo afamily)
Dịch vụ nấu cỗ tại nhà

Cá cuộn hấp thìa là

0 nhận xét


Nguyên liệu:

- Thịt cá giòn hoặc cá quả: 0,5 kg
- Nấm hương, ớt đỏ, gừng, hành hoa, mỳ chính, hạt tiêu, tỏi, chanh, thìa là.

Cách làm:

Lọc thịt cá, chọn phần thịt ngon nhất. Thịt cá thái mỏng (dài khoảng 10cm, rộng khoảng 4cm), ướp hạt nêm, hạt tiêu. Hành hoa để cả cây chần qua nước sôi. Lấy hành hoa buộc lại miếng cá. Đặt cá vào nồi hấp cách thủy (lưu ý để nhỏ lửa cho cá chín đều), khi cho cá ra nên nhẹ tay vì cá rất dễ vỡ. Để lên đĩa rắc thìa là lên cùng với rau mùi, cà chua. Chấm nước mắm chanh, ớt.
Nguồn: Sưu tầm

Mắm cáy Bình Lục

0 nhận xét

Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính là mắm cáy.
Học tập nơi đô thị phồn hoa, tôi đã có dịp thưởng thức không ít món ăn: lạ có, quen có, thế nhưng tôi đã không thể nào dứt được nỗi nhớ về hương vị mằn mặn của vị phù sa sông, mùi hăng hăng đặc trưng của mắm cáy quê nhà, hương vị của mắm cáy chỉ ăn một lần là nhớ mãi…
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục.
Mắm cáy nơi đây được làm khá là công phu. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửa sạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá( trong quá trình nêm giã sẽ nêm muối tinh đủ độ mặn ), giã xng cho cáy vào hũ kèm theo đó là một chút giềng đập dập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôn dưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng…
Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một sản phẩm độc đáo. Khách du lịch tới đây đều không quên ghé chân mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắm cáy rất thích hợp dùng để chấm thịt luộc, rau luộc và xào nấu thức ăn…
Nguồn: Sưu tầm

Tôm chua Ba Bể- Bắc Kan

0 nhận xét

Ở Bắc Cạn, ai cũng biết đến món tôm chua Ba Bể. Món ăn này có hương vị rất đặc sắc và có vị ngon đặc trưng, khác hẳn so với tôm chua của các nơi khác. Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc . Hiện nay cứ 5 ngày một phiên tôm chua được bày bán tại chợ Khang Ninh (trên đường du khách vào tham quan hồ Ba Bể) bởi lẽ nó không chỉ là món ăn quen thuộc của đồng bào miền núi nữa mà nó đã được nhiều du khách thập phương biết đến.
Tôm Ba Bể con to đều được làm sạch, bỏ râu, để ráo nước. Tỏi ta, ớt chỉ thiên, riềng - ba thứ đập giập băm nhỏ; xôi nếp hoặc thính nếp rang trộn đều với tôm, tỏi, ớt, riềng và men lá rừng; tất cả cho vào hũ đậy kín, để nơi thoáng mát.
Sau khoảng 20 ngày, tôm bắt đầu chín, vị thơm dậy rất cuốn hút, màu tôm chua vàng nhạt pha đỏ của ớt, màu trắng của tỏi... Tôm chua có thể chắt nước làm thức chấm khi ăn các món thịt luộc, rau luộc. Có nơi người dân lấy ngọn búp cây Sau sau, rửa sạch, chấm với tôm chua, uống rượu cũng vào nhiều mà ăn cơm cũng rất tốn.
Ở Ba Bể, người ta thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kỹ thái mỏng, một đĩa khế chua, nem thính tai lợn, chuối xanh, búp đinh lăng, lá mậy sâu (loại cây trên rừng)…
Tôm chua Ba Bể khác với tôm chua vùng biển hay xứ Huế với vị ngọt gắt của đường, chua cay nồng nàn của ớt giềng, tôm chua vùng hồ Ba Bể cũng vị ngọt, chua, cay nhưng lại tự nhiên, hương vị ngọt dìu dịu, chua thanh, hơi cay cay nhưng lại rất đậm đà, riêng biệt.
Ngày nay, nghề làm tôm chua, đang có xu hướng phát triển ở vùng hồ Ba Bể. Dọc theo các triền sông, suối người dân lấy tôm về chế biến. Phải là tôm sông mới cho hương vị đậm đà, riêng biệt với các vùng quê khác. Du khách cũng có thể tìm mua một vài hũ tôm chua mang về ăn dần hoặc làm quà biếu người thân .

Bánh đa cua Hải Phòng

0 nhận xét

Không biết món bánh đa cua có xuất xứ từ nơi đâu nhưng gần như đi tới đâu bạn cũng thấy cái món ăn này có mặt ở đấy. Và cũng không biết có nên gọi món bánh đa cua là món đặc sản dân dã của Hải Phòng không bởi ở ngay một dãy phố Hà Nội cũng thấy một số quán ăn trương biển “Bánh đa cua Hải Phòng” để cho người gốc càng cảm thấy tự hào vui sướng.
Quả thực món bánh đa cua ngon lành lại ít tốn kém, người phong lưu muốn ăn chơi, người ít tiền cũng có thể sà vào hàng ăn tạm mộy bát cho đỡ đói bụng.

Món ăn vừa ngon lại vừa dễ chế biến dà bạn là ai cũng có thể chế biến nó mộ cách ngon lành: Gạch cua được trưng với cà chua chín có thể bỏ thêm ít tóp mỡ vào cho ngậy béo. Thịt cua vẫn để trong nồi nước dùng hoặc chưng lên cùng với cà chua, gạch cua, tóp mỡ làm nhân. Bánh đa cua phải là bánh đa gạo đỏ to bản rộng với rau muống chín tái, nhân, hành lá thái nhỏ, cuối cùng chan nước dùng nóng, thả ít hành khô thái mỏng trên cùng.
Khi ăn, rưới nước chua làm từ me chín nếu thích ăn cay hay cho thêm tương ớt mà không cần rắc hạt tiêu, kèm theo dó là một đĩa rau sống như mùi, kinh giới,... thế là được thưởng thức món bánh đa cua Hải Phòng tuyệt diệu. Húp từ từ một chút nước, gắp một vài sợi bánh đa nhai se sẽ nhẹ nhàng cứ như người đi ăn phở nhưng không phải mùi thảo quả, thịt bò, ngỡ ngàng nhìn lại bát quà bưng trên tay mới thấy đúng vị cua đồng nấu với bánh đa mà cũng chỉ ở Hải Phòng
Màu nâu của thứ bánh đa “đặc trưng”, lẫn màu vàng đỏ chói chang của cà chua chín và màu đất của gạch cua xốp xốp nổi trên bát canh phảng phất màu xanh của hành lá của rau sống mùi thơm và vị chua mát của trái me lẫn trong nước dùng…tất cả đã tạo nên món ăn dân dã thơm ngon và hấp dẫn này.
nguồn: sưu tầm

Nộm sứa Thái Bình

0 nhận xét

Người dân ven biển Thái Bình vẫn truyền tai nhau câu nói: “Nếu về Thái Bình mà chưa thưởng thức nộm sứa, gỏi nhệch thì coi như chưa từng về”.
Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Mùa hè là mùa sứa nổi, nhiều nhất là vào tháng 4, tháng 5, từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, vây, tai, đuôi và cũng không có xương. Xưa kia, người dân đi biển gặp sứa thì bắt về làm sạch ngâm với sú vẹt để vài tháng không hỏng, ăn dần hoặc đem bán lẻ ở các chợ. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nộm sứa trở thành món ăn đặc sản xuất khẩu ra nước ngoài, ở Tiền Hải, Thái Thụy có cả đội tàu đi thu gom sứa, hàng chục cơ sở chế biến sứa hình thành.
 Sứa biển có vị mặn tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bài trừ độc tố trong gan, thận có tính mát bổ thận, trị hen suyễn. Đặc biệt rất tốt cho những người có tiểu sử bệnh đường ruột, viêm loét dạ dày, huyết áp cao. Nộm sứa là một món đặc sản và được nhiều người ăn và nghiện nó mà không hiểu tại sao chắc là vì nó có một vị gì đó mà làm người nào đã từng ăn thử không thể nào quên.
Ðể có được món nộm sứa ngon, quy trình chế biến cũng không phải là đơn giản. Sứa bắt về sơ chế sạch, ướp với muối phèn. Sau một thời gian, những miếng sứa ngậm muối bỏ ra ép thành tấm như chiếc bánh đa. Sứa đã ngâm muối phèn thường dai và dòn không nhũn như sứa ngâm sú vẹt theo phương pháp dân gian truyền thống.
Sứa được cắt ra thành từng miếng mỏng, chần qua nước sôi rồi đem xếp ra đĩa. Hành tây thái nhỏ cũng chần qua nước sôi, sau đó vắt khô cùng với sứa đem trộn đều với thịt gà xé nhỏ, mực hoặc thị bò khô, lạc, dừa nạo, lá chanh, một chút rau húng. Nộm sứa ngon là sau khi chế biến phải dòn, thơm và khô, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được vị giòn tan của sứa, quyện với vị đậm đà nước mắm cốt, ngầy ngậy của lạc, thơm dịu ngọt của dừa và một chút vị biển của mực khô. Ăn miếng nộm sứa giòn ngọt, đậm đà mà cảm nhận được trọn vẹn hương vị biển nơi đây thì còn gì bằng.
Nộm sứa là món ăn mát, giải nhiệt nếu ai đã từng một lần ăn nộm sứa Thái Bình vào mùa hè chắc chắn sẽ lưu giữ mãi hương vị thanh mát của món hải sản đặc trưng vùng quê này.
Nguồn: Sưu tầm

Bánh ướt Phương Lang

0 nhận xét

Đặc sản vùng miền- Từ xưa tới nay người dân làng Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) với nghề truyền thống làm bánh ướt đã tạo rựng cho mình một thương hiệu riêng, một bản sắc riêng, một nét độc đáo riêng đồng thời cũng trở thành nét văn hoá ẩm thực Quảng Trị đậm  đà bản sắc quê hương. Mỗi khi nhắc đến tên Phương Lang là người ta đều nghĩ ngay đến món bánh ướt ngon nổi tiếng gắn liền với địa danh của làng.
Vì sự thơm ngon mà tiện lợi của nó nên từ khi ra đời, món bánh ướt Phương Lang trở nên thân thuộc với người nông dân. Những con bánh mềm, thơm ngon còn theo chân những phụ nữ tảo tần trong làng đi khắp sơn cùng ngõ hẻm. Từ trước đến nay, món bánh này được làm theo lối thủ công truyền thống. Và nó đang dần dần chiếm lĩnh thị trường, giá thành cũng đã giảm xuống nhiều so với trước đây, phù hợp với túi tiền của người dân.
Tại chợ quê Phương Lang, cũng có một quán bánh ướt khá là nổi tiếng và được người dân nơi đây ưa chuộng đó là quán bánh ướt bà Si. Bánh được ăn kèm với rau sống, đĩa thịt heo cắt dày, vị cay của nước dùng, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên vị ngon không thể quên được.
Hiện nay bánh ướt của Phương Lang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời đã thúc đẩy cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều cải thiện các hộ gia đình đã có điều kiện mua sắm những phương tiện sinh hoạt đắt tiền, đầu tư cho con cái học hành. Việc đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để sản xuất là một hướng đi mới trong hoàn cảnh khó khăn chung của các làng nghề truyền thống.
Nguồn: Sưu tầm

Cá Linh kho ăn với bông điên điển

0 nhận xét

Cá linh kho ăn với bông điên điển
Sẽ rất thiều xót nếu không kể đến món canh chua bông điên điển. Chỉ duy nhất ở miền Tây mới có thể thưởng thức được cái món ngon độc đáo này. Vẫn công thức canh chua lâu nay, nhưng người dân nơi đây khéo léo cho thêm bông điên điển tạo nên một mùi vị vô cùng hấp dẫn và lạ lùng. Cái chua chua của me, cái ngọt của cá và cái thơm của bông điên điển có thể làm dịu mát đi cơ thể giữa cái nóng trưa hè oi bức.



Bông điên điển - đặc sản Đồng Thạp

0 nhận xét

Ai đã từng đến miền Tây vào mùa nước nổi thì không thể không biết đến nồi canh chua bông điên điển. Khi con nước tràn ngập các bờ sông, bờ ruộng cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đoá hoa vàng rực màu nắng phương Nam, phất phơ trong ngọn gió hoặc rũ oẳn trong những cơn mưa. Đến Đồng Tháp vào mùa này, bạn sẽ thấy dọc theo hai bờ những tuyến kênh dài hàng mấy chục cây số, bông điên điển nở rộ thành từng chùm, ửng vàng chen lẫn sắc xanh của lá. Bông điên điển giờ đây đã trở thành đặc sản “cây nhà lá vườn”, được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà những người con quê hương nếu có đi xa sẽ còn lưu giữ mãi trong ký ức.
Điên điển được liệt vào danh sách cây rau sạch, một năm chỉ xuất hiện một lần mọc ở các đầm ao, hay trồng theo các bờ ranh hoặc đất trống.
Cây phát triển rất nhanh, điều đặc biệt cây không cần chăm sóc, hay đầu tư phân thuốc mà vẫn cho bông rất sai, nhờ vậy đã giúp rất nhiều người dân tăng thêm thu nhập trong mùa lũ.
Dân Đồng Tháp đi tứ xứ làm ăn, mỗi khi nhớ quê là nhớ bông súng, bông điên điển, nhớ mùa cá linh từ Biển Hồ Campuchia xuôi về Đồng Tháp. Không nồng nàn, kiêu sa, điên điển vàng thơm mùi của cỏ, của phù sa, của bã chè mới đổ ra ấm tích. Ấy vậy nên nó rất hợp vị với nhiều món ăn dân dã. Cá linh kho mía mà không có bông điên điển, không có cái hương đồng quê, cái vị nhân nhẫn của đọt điên điển vàng thì không phải món ăn miền sông nước! Bánh bèo có điên điển làm nhân, trứng tráng trộn thêm vạt điên điển, bánh tráng có điên điển ăn kèm, rồi điên điển để làm dưa, điên điển rang tép… Những món ăn dân giã từ nguyên liệu đến cách làm ấy là cái cớ trực tiếp nhất cho người xa quê mong ngóng ngày trở về.
Có đôi khi ở một vùng trời xa tím ngát oải hương, đỏ rực hồng nhung lại thắc mắc về tên của loài hoa mùa lũ chốn quên nhà – điên điển. Cái tên khắc khoải như một nỗi nhớ, cái tên mang trong nó cả những âu lo của kỳ giáp vụ, cả những thổn thức của những đêm nằm nghe ngóng con nước dâng cao. Loài hoa bình dị vươn lên cùng con nước ấy đã cứu đói cho bà con nghèo. Mùa nước nổi, khi mà khoai sắn bì bõm trong nước, điên điển dâng bông cho món ăn mẹ làm. Về Sài Gòn, tìm khắp chợ lớn chợ nhỏ chẳng đâu thấy bông điên điển… nên người xa quê lại càng nhớ quê da diết, nhớ những món ăn từ bông điên điển vàng...
Nguồn: Sưu tầm

Thịt bò tái kiến đốt- Vĩnh Phúc

0 nhận xét

Đặc sản vùng miền- Nghe tên đã thấy lạ tai, ăn càng lạ miệng và cách chế biến thì lại càng độc đáo. Là niềm tự hào của nhiều người dân Tam Đảo, thịt tái bò kiến đốt không chỉ thơm ngon mà vô cùng tinh tế, chi tiết từng khâu chế biến.
Nguyên liệu chính làm nên món ăn lạ tai là thịt bò, bê song không phải loại nào cũng được lựa chọn. Phải là loại thịt tươi mới mang lại vị thơm ngọt đậm chất cũng như thu hút được sự chú ý của bầy kiến.
Cắt miếng khoảng 1kg đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng. Chọc cho lũ kiến trong tổ tức khí bung ra bâu kín vào miếng thịt. Hàng vạn con kiến hung dữ thi nhau cong đuôi đốt vào miếng thịt còn nóng đó cho thật chán chê càng nhiều càng tốt. Theo cách này, toàn bộ nọc kiến sẽ thấm vào thịt bò chứ không làm mất chất dinh dưỡng dồi dào vốn có. Người dân Tam Đảo cũng khá kỹ tính khi chỉ cho loại kiến cây chứ không đả động đến loài kiến làm tổ dưới đất bởi chúng khá mất vệ sinh.
Nếu kỳ công, mỗi miếng thịt đem treo vào tổ mỗi loài kiến khác nhau sẽ được nhiều hương vị khác nhau. Kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt, kiến ngạt có vị thơm mùi cà cuống… thậm chí có người cầu kỳ, cùng một miếng thịt cho nhiều loại kiến cùng đốt để có đủ vị chua ngọt cay nồng.

Sau đó, các miếng thịt đem về dội qua nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi đem thui trên bếp lửa than hồng cho chín tái. Thái miếng mỏng ngang thớ, bày ra đĩa theo từng loại, đặt thứ tự lên mâm để nhắm rượu.
Miếng thịt đạt chuẩn khi chín tái, hồng hào chứ không đen thui. Thịt tuyệt ngon khi ăn cùng chuối xanh, rau ngổ chấm với tương làm từ đậu, ngô, gừng băm và thêm chút đường.
Ai được thưởng thức cũng cảm thấy rất thú vị bởi mỗi miếng thịt được từng loại kiến đốt sẽ cho một hương vị ngon riêng. Đó quả là hương vị mà khi ăn xong sẽ còn nhớ mãi về vùng đất này.
Ăn thịt bê kiến đốt không chỉ dễ tiêu hóa mà còn là vị thuốc phòng và chữa bệnh thần kinh hoặc bệnh thấp khớp bởi vì nọc kiến rừng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y.
Nguồn: Sưu tầm

 
  • Hệ thống F5 | mon ngon moi ngay | am thuc viet © 2012 | Nha hang the gioi nghieng