Cá ba sa kho tộ ngon

0 nhận xét

 Món cá ba sa kho tộ dễ làm mà siêu ngon đây
- Nguyên liệu: Ở đây mình dùng 1 hộp cá basa cắt khúc sẵn mua ở siêu thị mà có 26k thôi, rẻ mà lại rất ngon nhé. Các bạn có thể dùng cá quả, cá chép... đều được, hành khô, tỏi, ớt, đường, nước mắm, hạt nêm.
- Cách làm: cá làm sạch rồi ướp với hành khô, tỏi, ớt đã băm nhỏ, thêm chút hạt nêm, nước mắm rồi để cá ngấm trong 15 - 30p
Cho nồi lên bếp rồi đổ một chút dầu đun nóng thì cho đường đun đến khi đường chuyển sang màu cánh gián thì cho nước vào. Đun sôi hỗn hợp nước đường thì xếp cá vào kho trong lửa nhỏ 45p - 1h khi nước gần cạn thì tắt bếp.
Món này làm đơn giản nhưng lại siêu ngon và đưa cơm lắm nhé, chúc cả nhà ngon miệng
Nguồn: Sưu tầm

>> Dịch vụ nấu cỗ tại nhà

Cơm rang với trứng tráng

0 nhận xét

 Cách làm cơm rang với trứng tráng hình trái tim là món quà tuyệt vời của bạn dành cho chàng vào những ngày đặc biệt như sinh nhật hoặc ngày lễ tình yêu. Hãy cập nhật ngay cách làm này để có món quà ý nghĩa cho chàng vào dịp Noel này thôi nào

Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ Cơm trắng nấu khô: 1 bát
+ Thịt bò: 50g
+ Thịt lợn: 50g ( hoặc lạp xường, xúc xích, thịt hộp...)
+ Đậu Hà Lan
+ Xốt cà chua
+ Hành tây
Cách làm món cơm rang với trứng tráng hình trái tim

Cho chút dầu ăn vào chảo đun nóng. Đậu Hà Lan, hành tây thái hạt lựu, cho vào xào chung với thịt, nêm chút gia vị. Đổ cơm vào xào chung, xào đến khi cơm bắt đầu săn lại thì cho 2 thìa xốt cà chua vào. Đảo thêm vài phút nữa cho các nguyên liệu quện vào nhau. Cách làm món cơm rang với trứng tráng hình trái tim, bạn nên cho nhiều dầu 1 chút, để lửa vừa rồi đảo luôn tay, làm vậy cơm sẽ nhanh săn lại hơn, nếu bạn thích ăn cơm cháy giòn thì để 4 phút hãy đảo 1 lần. Không nên để lửa nhỏ, cơm vừa bắt mỡ lại vừa lâu săn.

Đập 1 quả trứng ra bát, quả còn lại tách riêng lòng đỏ và lòng trắng. Cho lòng đỏ vào chung với quả trứng ban đầu, rắc chút gia vị đánh đều lên. Đun nóng dầu ăn trong chảo nhỏ, đổ trứng vào. Rán chín vàng hai mặt thì gắp ra đĩa to. Chú ý, bạn không nên rán to lửa và kỹ quá, trứng sẽ có nhiều đốm vàng nâu, không đẹp mắt.

Dùng khuôn cắt bánh quy hình tim (hoặc bất cứ hình nào bạn thích) tạo những hình rỗng trên mặt trứng rán. Đặt miếng trứng trở lại chảo, đổ lòng trắng vào những chỗ rỗng vừa tạo. Bật bếp đun tiếp cho đến khi lòng trắng chín và dính liền lại với miếng trứng trước. Cách làm món cơm rang với trứng tráng hình trái tim khó nhất ở cách tạo hình trái tim, bạn đọc kĩ rồi hãy bắt đầu làm nhé, hoặc nếu bạn chưa tự tin thì có thể chuẩn bị nhiều trứng hơn để thực hành.
Cho cơm vào 1 cái bát, nén chặt rồi úp ra đĩa. Gắp miếng trứng tráng với những hình tim úp lên trên cơm. Trang trí xung quanh với rau mùi, dưa góp hoặc các loại rau xanh ăn kèm khác. Tưới thêm xì dầu và xốt cà chua nếu muốn. Cách làm món cơm rang với trứng tráng hình trái tim có thể thưởng thức luôn mà không cần ăn kèm thêm gia vị nào khác nữa.
Nguồn : Sưu tầm

Mực xào su su

0 nhận xét

 
Nguyên Liệu:
- 300 g mực tươi
- 500 g su su
- Hành, ngò rí, tiêu, tỏi, dầu ăn, gia vị.

Cách làm:

- Mực làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Cho một ít dầu vào chảo, xào sơ mực trước, nêm với một ít gia vị cho thấm đều vào mực. Để riêng mực ra bát.
- Su su gọt vỏ, rửa sạch, bổ ra, cắt lát mỏng. Hành, ngò làm sạch, cắt nhỏ.
- Băm ít tỏi phi vàng với dầu trong chảo, cho su su vào xào đều, đậy nắp lại khoảng 3 phút.
- Cho mực đã xào sơ vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho hành, ngò vào xào đều, tắt bếp.
-  Xúc mực xào su su ra đĩa, rắc ít tiêu lên và bắt đầu thưởng thức nhé!
Nguồn: ST

Sườn nướng mè thí sinh vua đầu bếp

0 nhận xét

Cùng cô Đoàn Thu Thủy - top 4 Vua đầu bếp mùa 2 làm món sườn nướng vàng ươm nhưng không khô, thơm mùi mật ong quyện với mè rang rất hấp dẫn đãi cả nhà ngày cuối tuần bạn nhé!
Món sườn nướng mè của thí sinh Đoàn Thu Thủy trong cuộc thi Vua đầu bếp đã gây ấn tượng mạnh cho ban giám khảo cùng khán giả ngay tập đầu tiên phát sóng. Vì vậy, hôm nay Webphunu.net sẽ đăng lại công thức của món ăn đặc biệt này giúp các bà nội trợ trổ tài với món ăn thơm ngon, bổ dưỡng này để đãi cả gia đình dịp cuối tuần mát trời này nhé!
Món nướng mè trong cuộc thi Master Chef

Nguyên liệu:

- Sườn cây: 1 kg
- Hành tây: 100g
- Tỏi lột vỏ: 50g
- Sả cây: 4 gốc
- Gốc ngò rí: 50g
- Ớt chuông đỏ: 1/2 trái
- Bột ngọt: 2 thìa cafe
- Nước tương 3 thìa cafe
- Muối 1/2 thìa cafe
- Mật ong 2 thìa cafe
- Ngũ vị hương 1/2 thìa cafe
- Mè rang vàng
- sauce ướp đồ nướng Lee Kum Kee (cái này mua ở mấy siêu thị Lotte là có nha)

Cách làm:

Chặt sườn thành miếng vừa ăn hoặc dài tuỳ thích.

Xay tất cả nguyên liệu tươi lọc lấy nước.

Ướp vào cùng với các nguyên liệu khô.

Sau đó trộn vào 3mcf dầu ăn cho mền thịt.

Để vào tủ lạnh trên 4h  (hoặc qua đêm càng tốt) cho thịt ngấm gia vị.

Chiên sơ cho săn miếng sườn, nhúng lại vào nước ướp, dùng cọ phết sauce ướp đồ nướng, lăn qua mè rồi nướng vàng.

Món sườn vàng ươm nhưng không khô, thơm mùi mật ong quyện với mè rang rất hấp dẫn

Thành phẩm sẽ là món sườn vàng ươm nhưng không khô, thơm mùi mật ong quyện với mè rang rất hấp dẫn. Cầm trên tay ăn thì mới nghe hết vị ngon của miếng sườn nướng. Liếm từng miếng sauce dính trên ngón tay mới thấy thưởng thức một miếng ngon cũng là hạnh phúc...
Theo Fb Đoàn Thu Thủy
Sưu tầm bởi: Món ngon mỗi ngày

Banh rán nhân mặn

0 nhận xét

 Nguyên liệu:

- 300g bột gạo nếp
- 50g bột gạo tẻ
- 1 củ khoai tây vừa ăn
- Nửa thìa nhỏ muối
- Phần nhân thịt: 300g thịt nạc xay, 1 lọn miến, 1 củ cà rốt nhỏ, vài tai mộc nhĩ, muối, hạt nêm, hạt tiêu, hành khô
- Nước mắm, đường, giấm, ớt quả, đu đu xanh
- Ớt chua ngọt.

Tự làm món bánh rán nóng hổi ăn là mê3
Nếu không thích nhân ngọt, bạn có thể làm món bánh rán nhân mặn tuyệt hảo này

Cách làm:

Bước 1: Khoai tây rửa sạch, hấp chín, bóc vỏ, tán mịn.
Bước 2: Trộn lẫn muối, bột gạo nếp, bột gạo tẻ và khoai tây vào âu lớn, dùng tay bóp nhẹ để khoai tây tan đều.
Bước 3: Cho từ từ nước đun sôi khoảng 80oC vào âu bột, dùng muôi trộn đều. Tiếp theo dùng tay nhồi đến khi hỗn hợp bột mịn dẻo, chạm nhẹ vào bột mà không dính tay, dùng màng thực phẩm bọc kín khoảng 30 phút.
Bước 4: Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân, rửa sạch, thái nhỏ. Cà rốt cạo vỏ, thái khoanh tròn nhỏ.
Bước 5: Miến ngâm vào bát nước, ngâm nở, cắt ngắn.
Bước 6: Trộn lẫn thịt xay hoặc băm, miến, mộc nhĩ, hành khô thái nhỏ, cà rốt, hạt tiêu, hai thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, ướp trong vòng 30 phút.
Bước 7: Dùng thìa chia hỗn hợp thịt thành từng viên nhỏ.
Bước 8: Dàn miếng bột mỏng, đặt nhân vào giữa và gói lại.
Bước 9: Lưu ý không để khoảng trống có không khí lọt vào. Làm hết phần bột và nhân.
Bước 10: Thả bánh vào nồi nhỏ cho bánh ngập dầu. Dùng đũa trở đều, liên tục từng chiếc.
Bước 11: Bánh rán đã vàng đều, vớt ra rổ nhôm để ráo dầu.
Bước 12: Đu đu xanh gọt vỏ, thái lát mỏng vừa ăn. Trộn vào bát đu đu xanh một ít muối, giấm, đường, ướp trong vòng 15 phút, sau đó dùng tay vắt ráo. - Ớt quả cắt nhỏ, pha hai thìa canh nước, hai thìa canh đường và một thìa canh nước mắm, một ít giấm, nêm vừa ăn. Cho đu đu xanh vào bát nước chấm.
Bước 13: Cắt bánh rán nhân mặn thành miếng vừa ăn, dùng kèm với nước mắm đã pha và tương ớt chua ngọt.
Nguồn ST

Sườn non rim mặn ngon cơm

0 nhận xét

Dịch vụ nấu cỗ tại nhà- Món ăn có hương vị đậm đà dùng kèm với cơm trắng nóng trong những ngày mưa là tuyệt nhất.
Nguyên liệu:

- 450 g sườn non
- 1 thìa cà phê đầu hành băm nhỏ
- 1/2 thìa cà phê tiêu
- 1/4 thìa cà phê muối
- 2 thìa canh đường cát
- Dầu ăn
- Nước mắm đường kho sườn (tỉ lệ 1:1)- Cho 1 thài canh nước mắm, 1 thìa canh đường khuấy tan (có thể đun sôi).

Cách làm:

- Sườn mua về thái khúc nhỏ, rửa sạch, chần sơ với nước sôi và muối.
- Bỏ sườn vào âu, cho gốc hành lá băm vào, tí tiêu và muối. Ướp trong khoảng 15 phút.
- Cho dầu và đường vào nồi, đến khi đường trở màu cánh gián thì cho tất cả sườn vào, đảo đều. Nhanh tay cho 2 thìa canh nước mắm đường vào. Mở lửa lớn rồi xóc đều cho nước sốt thấm sườn. Để lửa nhỏ lại và kho đến khi sườn chín. Rắt tí tiêu lên mặt.
- Sờn non rim mặn ăn kèm với cơm trắng, dưa leo.

Diệu Kim

canh chua nấm

0 nhận xét

Món canh nấm chua ngọt tuyệt ngon rất thích hợp với tiết trời lạnh nhé! Đây là món ngon khó cưỡng, thích hợp tẩm bổ cho các mẹ bầu, các mẹ sau sinh và thậm chí cho cả bé yêu nhà bạn đấy nhé. Còn gì tuyệt vời hơn khi cùng cả gia đình thưởng thức bát canh nấm chua ngọt thơm lừng góc bếp.
 Cùng vào bếp nấu canh nấm cho tối nay nào
Nguyên liệu nấu canh nấm

- 250g nấm rơm tươi rửa sạch
– 10 con tôm tươi bóc vỏ, bỏ đầu
– 1 cây sả, 2 quả ớt khô
– 4 lá chanh
– 7ml nước cốt chanh vàng
– 5g gừng
– 1 viên súp Tom Yum
– 10g dừa nạo khô
– 20ml cốt dừa
– Gia vị: muối, nước mắm, dầu ăn, hạt tiêu

Cách làm canh nấm ngon nhất

Bước 1:
– Đun lá chanh với gừng và sả trong 700ml nước.

Bước 2:

– Sau đó, cho ớt và viên súp vào đun cùng.

Bước 3:

– Tiếp theo để có canh nấm ngon, bạn cắt đôi từng cây nấm ra này.
- Cho nấm rơm vào nồi đun nhé!

Bước 4:

– Sau đó để nấu canh nấm, bạn cho tôm vào nữa nào!

Bước 5:

– Thêm 5ml nước mắm vào nồi.
- Tiếp đến là nước cốt dừa và dừa nạo.

Bước 6:

– Thêm nước cốt chanh vào rồi nêm gia vị, hạt tiêu rồi đun cho canh sôi trở lại thì tắt bếp.

Món canh nấm chua cay tuyệt ngon rất thích hợp với tiết trời lạnh nhé! Chắc chắn sẽ khiến bữa tối gia đình ngon miệng và ấm áp hơn bao giờ hết.
Chúc bạn thành công với món canh nấm giòn ngọt chua cay trọn vị này, để chiêu đãi cả nhà nhé.
ST

Bò viên nướng

0 nhận xét

Bò viên nướng lạ miệng và thơm ngon sẽ mang đến sự thích thú bất ngờ cho cả gia đình bạn đấy nhé. Phần sốt đầy hương vị sẽ giúp món bò viên nướng của bạn ngon tuyệt hảo, cùng với thịt bò được nướng lên thay vì rán sẽ rất khác, ăn vẫn ngon mà không hề bị ngấy chút nào.
 Nguyên liệu làm bò viên nướng

- 900g thịt bò xay
– 250g vụn bánh mì (hoặc bột chiên xù)
– 200ml sữa tươi
– 1 củ hành tây (băm nhỏ)
– 2 quả trứng
– 5g muối, 3g tiêu xay

Phần sốt:
– 10g bơ
– 2-4 tép tỏi băm nhỏ
– 125ml mật ong
– 200ml sốt cà
– 15ml xì dầu
Cách làm bò viên nướng ngon nhất

Bước 1:

- Đầu tiên, để có bò viên nướng hấp dẫn, bạn làm nóng lò ở 170 độ C. Ngâm vụn bánh mì trong sữa cho mềm, sau đó trộn đều thịt bò xay, hành tây băm nhỏ, vụn bánh mì, 2 quả trứng, muối và hạt tiêu vào với nhau.

Bước 2:

- Viên thịt thành những viên nhỏ, sắp sẵn lên khay để nướng.

Bước 3:

– Sau đó, bạn nướng thịt trong khoảng 12 – 15 phút thì lấy ra để cho nguội bớt.

Bước 4:

– Trong lúc chờ thịt chín, bạn sẽ làm phần sốt rưới lên trên.
- Bạn cho bơ vào nồi, đun ở lửa vừa để bơ tan hết, sau đó thêm tỏi băm rồi phi nhanh. Thêm mật ong, xì dầu và sốt cà chua vào nồi đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút.

Bước 5:

- Cho phần thịt viên đã nướng xong vào và nấu thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Phần sốt đầy hương vị sẽ giúp món bò viên nướng của bạn ngon hơn bội phần đấy! Món bò viên nướng này có thể ăn kèm với spaghetti hay với cơm đều ngon cả nhé! Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho món nướng của gia đình bạn nhất là trong mùa lạnh như thế này.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Canh bí đỏ nấu thịt viên

0 nhận xét

Bí đỏ có tác dụng tốt cho xương và mắt, có lợi cho tim mạch, giúp giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường, dùng để nấu canh thì ngọt thơm lại có giá rẻ.
 Với thịt nạc băm bạn có thể chế biến thành hai món canh và cà tím sốt thịt băm, nguyên liệu đơn giản nhưng đủ chất dinh dưỡng cho cả nhà.

Nguyên liệu:

- 400g thịt nạc băm, chia làm hai phần để nấu canh và xào thịt
- 1/2 quả bí đỏ nhỏ hoặc 1/4 góc bí đỏ to
- Muối, hạt nêm, nước mắm
- 1 nhúm đỗ xanh đã sát vỏ
- Hành lá, hành khô.

Cách làm:

Bước 1:

- Bí đỏ móc bỏ ruột, gọt vỏ, rửa sạch, nếu dùng bí đỏ của Nhật thì bạn để nguyên vỏ. Cắt bí đỏ thành từng miếng vừa ăn.
- Đỗ xanh đãi sạch, để ráo.

Bước 2:

- Thịt nạc băm đổ ra âu sạch, trộn vào bát thịt một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, một ít hạt tiêu, hành khô thái nhỏ, đầu hành đập dập, ướp khoảng 20 phút. Phần thịt đã ướp bạn chia làm hai, một phần để nấu canh, phần còn lại dùng để xào.

Bước 3:

- Đun nóng một ít dầu ăn, phi hành thơm, đổ vào nồi khoảng hai bát con nước lọc, cho bí đỏ và đỗ xanh vào đun cùng.

Bước 4:

- Nêm vào một ít muối, đun đến khi ăn thử phần bí đỏ mềm thì dùng thìa múc phần thịt đã ướp ở bước 2 vào nồi canh, đun sôi để thịt chín, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.

Bước 5:

- Tắt bếp, rắc một ít hành lá lên bề mặt, múc canh ra bát lớn.
Nguồn: Sưu tầm

Bánh xèo Đà Nẵng

0 nhận xét

Món ngon mỗi ngày- Đà Nẵng ngoài những món ăn đặc sản như tôm, cua, cá,...thì cón có những món ăn khác được người dân nơi đây nghĩ ra và chế biến nó tạo thành những đặc sản mang đậm phong cách nơi đây, một trong số đó phải nhắc tới món bánh xèo.
 Bánh xèo ở ngay Đà Nẵng không nhỏ như bánh khoái, nhưng không bự chác như ở Sài Gòn.
Bánh được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Tôm thì tôm đồng, tôm sông còn nhảy tanh tách. Thịt thì thịt ba chỉ tươi roi rói nửa nạc nửa mỡ. Rau sống thì ngoài những lọa rau phổ thông như , xà lách, húng quế còn nhất thiết phải có đủ chuối chát, rau cải con… Nước tương được pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống. Thêm xấp bánh tráng mỏng hoặc có thể những lá cải cay to hơn bàn tay có thể thay thế bánh tráng dùng để cuốn bánh xèo…
Tiêu chuẩn ăn Bánh xèo ngon là nhờ nước tương, bánh phải giòn vừa phải có mùi béo ngậy của dầu phụng, vị ngọt của tôm và thịt nạc, rau phải xanh và đủ loại, thiếu 1 trong các yếu tố trên thì chưa phải là 1 đĩa bánh xèo ngon. Bánh phải ăn nóng mới đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa mà chỉ dùng tay. Khi thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.
Với vị ngon đặt trưng của món bánh xèo, kết hợp với nước tương đặc biệt sẽ khơi dậy trí tò mò của những thực khách “sành ăn” và bạn phải chăng là một thực khách như thế ? Vậy tại sao lại không thử thưởng thức và cảm nhận món ăn đặc sản Đà Nẵng này.
Nguồn: ST

Ram cuốn cải

0 nhận xét

Nếu có dịp đến du lịch Đà Nẵng và khám phá sự đa dạng của ẩm thực nơi đây, bên cạnh bánh tráng cuốn thịt heo, bún mắm, hải sản..., bạn đừng quên nếm thử món ram cuốn cải. Ram cuốn cải là món ăn dân dã tại Đà Nẵng, thường được bán nhiều trong chợ hay những quán vỉa hè.
 Từng chiếc ram cuốn dài tầm một ngón tay với lớp vỏ bánh tráng bò bía thơm, giòn. Cắn một miếng, mùi thơm ngọt của khoai tây, cà rốt, khoai lang, vị cay cay nồng nồng của cải, như giòn tan nơi đầu lưỡi.
Ram cuốn cải, một cái tên nghe không mấy xa lạ đối với người dân và khách du lịch Đà Nẵng, nhưng ram cuốn cải chay vẫn là món ăn khá thú vị và lạ miệng đối với nhiều người. Món ăn này khá hấp dẫn, phù hợp vào những buổi chiều trời mưa, vị thơm của ram và hương cay nhẹ của cải cứ làm cho người ta xuýt xoa khen ngon.
Nguyên liệu chính trong phần nhân ram là các loại củ thông thường như: khoai môn, khoai lang, cà rốt, khoai tây… bào nhuyễn hoặc sắt sợi mỏng rồi cho gia vị vừa ăn, trộn đều lên. Phần vỏ cuốn ram thường là bánh tráng lề (bánh đa nem), bánh rế hoặc bánh tráng bò bía...
Để ăn món ăn thêm hấp dẫn, ram sẽ được dọn kèm với bánh tráng, đu đủ, cà rốt ngâm chua, dưa leo chẻ mỏng kèm theo một đĩa rau sống. Và dĩ nhiên không thể thiếu những lá cải tươi ngon, rất hợp với ram. Ram béo ngậy khi cuốn với lá cải xanh có chút nhuận đắng, chút cay nồng rồi chấm cùng nước chấm chua ngọt bỗng trở nên "bắt miệng" đến kì lạ.
Nguồn: Sưu tầm

Quế Trà Bồng Quảng Ngãi

0 nhận xét

Cây quế ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày càng trở nên nổi tiếng bởi hương thơm đặc trưng và những tinh chất dược liệu quý. Quế và bột quế được dùng để làm gia vị chế biến các món ăn hoặc làm vị thuốc.
 Quế được trồng trong vườn nhà, trên nương cao, dọc theo các triền núi, sông suối... Nhìn đâu cũng thấy quế. Vào mùa thu hoạch, hương quế ngào ngạt, thơm lừng theo gió bay đi xa hàng chục ki-lô-mét. Không chỉ có vậy, cùng với chiêng, ché, nồi đồng, quế còn được xem là tiêu chuẩn để đánh giá sự giàu nghèo của các gia đình trong bản làng; giữa vùng này với vùng khác. Và khi dựng vợ gả chồng, thì quế sẽ là một trong những thành phần làm “của hồi môn” không thể thiếu của các bậc cha mẹ dành cho con để làm vốn, tạo kế sinh nhai”.
Cây quế đã mang lại một nguồn thu lớn nhiều lợi ích thiết thực, trong đó có lợi ích về kinh tế, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Rồi một khi ai đó xa quê hương, họ sẽ không quên về nguồn cội, về miền đất mà họ từng sinh ra, lớn lên cùng cây quế ân tình.
Tháng 9/2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam gửi hồ sơ đề cử đến Tổ chức Kỷ lục Châu Á về 10 món ăn nổi tiếng và 8 đặc sản quà tặng của Việt Nam, trong đó có đặc sản quế Trà Bồng.
Nguồn: ST

bò nấu lagu

0 nhận xét

Món lagu thơm nức với phần thịt bò chín mềm thấm đẫm gia vị đầy hấp dẫn. Đây là món ăn mà bạn có thể thực hiện để đổi vị cho bữa cơm gia đình.

 Nguyên liệu:

- 750 g bắp bò
- 1 củ hành tây
- 2 củ cà rốt
- 4 củ khoai tây
- 1 chén đậu Hà Lan
- 2 thìa canh bơ phe
- 2 thìa bột mì đa dụng
- 3 thìa canh tương cà
- thìa canh rượu trắng
- 1 thìa cà phê tỏi băm
- Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm

Cách làm:


- Bắp bò rửa sạch với nước và muối. Thái ra từng khúc dày khoảng 5cm. Ướp thịt với muối, tiêu, đường, hạt nêm, tỏi băm trong khoảng 30 phút hoặc lâu hơn.
- Hành tây chia làm đôi, một phần thái múi cau, phần còn lại thái hạt lựu. Cà rốt gọt vỏ, thái lát dày. Khoai tây gọt vỏ, thái làm 4 phần. Sau đó cho cà rốt, khoai tây ngâm vào nước muối pha loãng.
- Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.
- Làm nóng chảo với ít dầu rồi cho thị bò đã ướp vào chiên hơi vàng hai mặt.
- Tiếp tục đặt nồi lên bếp, cho dầu và bơ vào cùng rồi cho hành tây thái hạt lựu vào xào mềm thì cho tỏi băm vào đảo sơ. Sau đó cho bột mì vào đảo đều thì cho tương cà vào cùng với nước lọc.
- Nêm gia vị vừa ăn thì cho thịt bò vào. Đun đến khi thịt bò chín mềm, cho khoai tây, cà rốt vào. Đun chín thì cho tiếp đậu Hà Lan, rượu trắng vào. Nêm lại gia vị thêm lần nữa rồi cho hành tây thái múi cau vào rồi tắt bếp.
- Món này dùng với bánh mì hoặc cơm đều thích hợp.

Nguồn: Ngôi sao- Diệu Kim
Đặt tiệc tại nhà

Đường Quảng Ngãi

0 nhận xét

Đất Quảng Ngãi xưa nay vốn nổi tiếng nhiều mía. Sau cây lúa thì cây mía là cây nông sản quan trọng ở địa phương. Đi trên đường quốc lộ từ Bắc vào Nam ta dễ dàng nhìn thấy những đồng mía xanh ngắt kéo sát tới chân trời. Từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch, mía được chặt để nấu đường và cũng là mùa làm đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương.
 Khi nấu đường phèn, người ta cho thêm vôi bột và trứng gà để biến chất dơ trong đường thành bọt. Đây là bí quyết để tạo nên thứ nước đường thanh, sạch và thơm. Đường được nấu chín, sau đó múc ra đưa vào những thùng chứa có để những nòng tre ghim sẵn và chính ở những nòng ghim này mà đường phèn được đóng khối và kết tinh trong vòng khoảng một tuần.
Đường phổi cũng là loại đường rất được hâm mộ. Làm đường phổi gần giống như làm đường phèn nghĩa là cũng phải dùng đến đường bạch một hoặc hai, dầu lạc, chanh quả, trứng gà.
Chỉ khác, trong quá trình làm đường phổi, thợ đường dùng đũa cả đánh đều tay và lượng dầu lạc phải tăng gấp đôi so với khi làm đường phèn. Khi đường đã nguội thì dùng dao cất thành từng miếng cho vào các túi ni long buộc kín để tránh gió và giữ cho tảng đường luôn cứng giòn và khô sạch.
ST

Mắm cáy Thanh Hóa

0 nhận xét

Không giống như mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc… mắm cáy có hương vị rất đặc biệt và được xếp vào loại ẩm thức có “cá tính” của người Thanh Hóa.
Giống như tên gọi của nó mắm cáy được làm từ con cáy, một loài giáp xác có hình thù giống con cua đồng hay con rạm nhưng nhỏ và nhanh hơn. Cáy có nhiều loại như đỏ, nâu, đen, lông, gió… Trong đó, cáy đỏ làm mắm ngon nhất. Kị nhất là cáy lông vì theo dân gian nó rất độc, ăn vào không có lợi cho sức khỏe.

Bắt đầu vào tháng 5 khi trời nắng, trên những cánh đồng nước cạn, những con cáy thi nhau chui ra khỏi hang và đó cũng là thời điểm người dân nơi này bắt tay vào làm mắm cáy.
Chế biến món này cũng rất đơn giản cáy bắt về rửa sạch, bóc yếm, bỏ hoi, chặt phần kìm nhọn ở còng rồi đem vào cối đá giã thật nhuyễn, sau đó trộn muối và thính cho vào vại, nén vỉ tre như nén cà rồi đem phơi nắng chừng một tháng là chín, càng được nắng, mắm càng nhanh chín và thơm ngon.
Mắm cáy thành phẩm là mắm cáy có màu đỏ au, nồng nồng pha chút gì đó ngai ngái như mùi của ruộng của đồng nhưng khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, ngọt. Những món ăn hợp nhất để chấm với mắm cáy là thịt ba chỉ luộc, cà muối xổi, các loại rau luộc…
Người ta hay có thú thưởng thức mắm cáy vào những ngày trời se lạnh hay có chút mưa nhẹ nhàng. Khi ấy, người ta sẽ cảm nhận được rõ ràng nhất cái đậm đà trong hương vị mắm cáy của quê hương.
Nguồn: ST
>> Dịch vụ nấu cỗ tại nhà

Đặc sản nòng nọc

0 nhận xét

ở mỗi một vùng lại có những món ăn độc đáo và lạ lẫm riêng thậm chí nhiều người lại coi đó là món ăn ''kinh dị'' như nhái xào, sâu măng, thằng lằn,... và ở Thanh Hóa cũng có một món ăn mà theo nhiều người thì chắc không ai dám ăn tuy nhiên nó đã trở thành đặc sản nơi đây đó là món nòng nọc.
Những con nòng nọc béo mẫm, to bằng ngón tay chỉ để đãi khách quý, hoặc trong nhà có việc gì đó trọng đại. Chẳng biết từ bao giờ, người Mường đã có thói quen ăn nòng nọc. Từ đời tổ tiên, cha ông, đã ăn nòng nọc rồi. Nòng nọc được chế biến thành cả chục món khác nhau, nào chả, nào rán, nào xào, nào nấu, nào nướng, nào kho…

Nòng nọc nơi đây ngon nhất là nòng nọc bắt ở con suối Vó Ấm chảy từ Vườn quốc gia Cúc Phương, quanh co ngoài cánh đồng thuộc địa phận xã, là con suối khá lớn.
Món nòng nọc cũng được chế biến rất đơn giản chỉ cần chuẩn bị măng tươi, hành, răm, mùi tầu, ớt, mẻ.
Cách chế biến cũng rất đơn giản chỉ cần dùng mũi dao nhọn gẩy nhẹ vào bụng, toàn bộ phần lòng ruột của nòng nọc trôi ra ngoài. Gia vị xào măng thơm lừng, nước sôi đổ vào nồi, rồi trút luôn tô nòng nọc trắng tinh. Bát nòng nọc nấu măng được rắc gia vị, trông khá hấp dẫn.
Gắp con nòng nọc mềm mại, trắng tinh, bốc khói cho vào miệng. Cảm giác ghê ghê tan biến đâu mất. Vị nòng nọc ngọt lịm ngấm vào chân răng, xuống tận cuống họng.
Nguồn: Sưu tầm
dịch vụ tiệc tân gia

Sứa muối- Thái Bình

0 nhận xét

Sứa là hải sản đặc trưng của các vùng biển và ở vùng quê ven biển Thái Thụy cũng vậy. Sứa có thể chế biến theo rất nhiều cách và nơi đây có một món được coi là đặc sản từ sứa đó là sứa muối. Sứa muối được chế biến từ những con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn.
Nước muối sứa chua được làm từ quả cây vẹt (vẹt là một trong những loại cây nước lợ ven biển). Qua thời gian ngâm từ 3-4 tuần, ta có món sứa chua (sứa muối). Khi ăn, ta cắt những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt... Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi...

Sứa muối có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã và cực ngon, điều cần nhớ là phải rửa nước ấm nhiều lần để bớt độ mặn.
Ngoài ra sứa còn được chế biến theo rất nhiều cách khác nhau như: Có người dùng dái mít, trái vả và húng cây để trộn gỏi sứa cho một cung bậc khác. Nếu có cá ngon như cá bò hoặc cá ngừ để làm món bún sứa thì tuyệt. Cá tươi ướp hành, ớt, nước mắm cho thật thấm, hấp chín. Nồi nước lèo phải nấu bằng xương và đầu cá để ngọt nước. Sau đó, sắp bún và thịt cá vô tô, bỏ một nhúm sứa lên trên, chan nước lèo. Bún sứa mà không có chén mắm tỏi ớt, chanh và dĩa ghém thì rất… vô duyên.
Một món nữa từ sứa mà được người dân nơi đây hay làm nhất đó là món gỏi sứa, dưa chuột bỏ ruột, xắt nhuyễn. Càrốt, đu đủ nạo nhỏ. Tất cả bóp muối, rửa sạch, vắt ráo, trộn với ít đường. Đậu rang chín vàng, giã giập. Trứng tráng mỏng cũng xắt chỉ. Thịt ba rọi, tôm, trứng trộn với sứa cùng các loại rau củ trên, nước mắm ngon, chanh, ớt và tỏi cùng rau thơm.
ST

Ốc xào cay Hải Phòng

0 nhận xét

Đến với Đồ Sơn Hải Phòng bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản nơi đây và một trong số đó là món ốc xào cay. Ốc xào là một trong những món ăn hải sản được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ.
Đây là một món ăn nổi tiếng thơm ngon được rất nhiều du khách yêu thích. Và khi đến nơi đây không thể nào không thưởng thức món ốc xào đặc trưng, được nấu theo phong cách riêng của người Hải Phòng này được.
 Chế biến món này khá đơn giản quan trọng nhất chính là khâu chọn ốc, gia vị cùng nước chấm. Chứ cách nấu cũng khá giống với các món ốc xào tại các vùng khác. Cho vào chảo xào nhanh sả, ớt tươi cùng ống sống còn nguyên vỏ được làm sạch sẽ rồi cho vào cùng một ít đường, tương ớt, dừa nạo, nước cốt me và một số gia vị đặc trưng khác. Đảo  nhỏ lửa để ốc chín tới mà vẫn ngấm gia vị. Một ít nước ốc xào đặc sánh thơm phức hấp dẫn được dùng làm nước chấm khi ăn sẽ rất ngon.
Là một tỉnh giáp biển nên ốc xào nơi đây có hương vị ốc biển, cùng vị ngọt chua của nước xào, vị bùi ngậy của dừa, vị cay cay của xả ớt, vị ấm nóng của gừng. Vừa ăn vừa mút ngón tay để cảm nhận hết cái vị chua chua, cay cay mà vẫn ngọt bùi của món ốc xào đặc biệt này.
Tới đây bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ốc xào từ các loại ốc khác nhau, tuy nhiên món ốc xào nơi đây đều có vị chua cay, ngọt bùi, mỗi loại đều có vị ngon riêng như ốc hút, ốc cúc, ốc đĩa, ốc mít, ốc đã….nhưng ngon nhất vẫn là ốc hương.
Với hương vị đặc biệt, món ốc xào Đồ Sơn Hải Phòng đã thu hút được sự yêu thích của rất nhiều khách du lịch bốn phương. Dù không đến Đồ Sơn du lịch, nhưng có dịp đi qua Hải Phòng là kiểu gì cũng cố gắng để được thưởng thức món ốc xào đặc sản Đồ Sơn Hải Phòng.
Nguồn: Sưu tầm

Sườn non rang muối

0 nhận xét

Thịt sườn săn chắc và ngọt hơn những loại thịt khác nên khi rang nó với muối bạn sẽ thấy được món ăn lạ miệng nhưng lại rất ngon bởi sự ngọt đậm đà của món ăn này.

 Nguyên liệu:
- 500g sườn non
- 1 quả trứng gà
- 200g lá lốt, 20g sả cây, 10g củ gừng, 10g củ riềng, 10g hành tím
- 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa súp bột năng, 1/2 thìa súp tiêu xay, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê muối hạt
- Dầu để chiên, muối tiêu chanh ăn kèm.
Chế biến:
Bước 1:
- Lá lốt, gừng, riềng thái chỉ. Sả cây, hành tím bào mỏng
- Sườn non rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, chần sơ, cho vào bát trộn đều với trứng gà, bột năng, ướp hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, đường, để thấm gia vị khoảng 15 phút
Bước 2:
- Cho chảo lên bếp và đổ một ít dầu ăn vào làm nóng, cho sườn non vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu. Dùng lại chảo, cho lá lốt, sả, gừng, riềng, hành tím vào chiên giòn
Bước 3:
- Làm nóng một chảo khác, cho muối vào rang khoảng 2 phút, cho sườn và hỗn hợp rau củ chiên giòn vào xóc đều tay trên lửa lớn khoảng 1 phút là được
- Cho sườn ra đĩa, chấm muối tiêu chanh.
Chúc bạn ngon miệng với món sườn non giang muối nhé!.
ST

Rau muống xào chao

0 nhận xét

Rau muống giòn, điểm xuyến thêm mùi thơm và vị hơi béo của chao trắng, lẫn với tỏi khiến bữa cơm dường như ngon miệng hơn hẳn. Các bạn cùng mình làm món ngon này nhé.

Nguyên liệu:

- 1 bó rau muống
- 2-3 viên chao trắng
- Hạt nêm, dầu ăn, tỏ, muối và đường.

Cách làm:

- Rau muống ngắt lấy cọng non, bỏ cọng già, rửa rau sạch với nước muối pha loãng, để rau lên rổ cho ráo nước.
- Chao trắng múc ra bát, trộn vào nửa thìa nhỏ đường, dùng thìa tán nhuyễn chao.
- Tỏi bóc vỏ khô bên ngoài, giã nhỏ.
- Đun nồi nước sôi, cho rau muống vào chần sơ.
- Sau đó vớt rau muống ra âu nước lạnh có thêm vài viên đá lạnh, để khoảng 2 phút, vớt rau ra rổ cho ráo nước.
- Đun nóng ba thìa nhỏ dầu ăn, phi tỏi thơm.
- Tiếp theo cho rau muống vào xào nhanh tay lửa lớn, thêm chao vào đảo cùng.
- Dùng đũa đảo đều và nhẹ tay để hỗn hợp chao hòa quyện với rau muống, thêm vào nửa thìa nhỏ hạt nêm, vì chao đã mặn nên không cần thêm nhiều gia vị.
- Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, tắt bếp, múc rau ra đĩa làm món xào ăn với cơm.
Nguồn: sưu tầm
dịch vụ nấu cỗ tai nhà

Canh bầu nấu tôm ngọt mát dễ làm

0 nhận xét

Chẳng cần tốn nhiều thời gian để đãi cả gia đình món canh thanh mát, ngon ngọt rất đưa cơm.
Nguyên liệu dễ chuẩn bị: 
200 g tôm đất tươi, quả bầu non 300 g, hành ngò và các gia vị khác.
Tôm cắt chân, râu để nguyên vỏ, rửa sạch, ướp gia vị trước khi nấu 30 phút cho thấm. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái lát.
Cách làm:
Làm nóng chảo với dầu, cho hành vào khử thơm rồi cho tôm vào xào. Tôm lên màu hồng nhạt thì cho một muỗng canh nước mắm vào xào chung cho dậy mùi thơm. Cho bầu vào xào nhanh trong vài phút để bầu ra nước cho ngọt canh.
Cho nước đun sôi vào nồi với lượng vừa ăn, nêm lại gia vị. Chờ nước sôi lại thì bỏ hành vào, tắt bếp vì bầu rất nhanh chín.
Nguồn: internet
nhà hàng thế giới nghiêng

mỳ trộn thịt bò

0 nhận xét

 Để làm món mì trộn thịt bò bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho 4 phần ăn:

Rau xà lách: 3 cây
Cà chua: 2 quả to
Hành tây: 1 củ
Thịt thăn bò: 400g
Mì gói
Rau thơm, vài nhánh tỏi
Mắm, muối, tiêu, đường, dấm, ớt

Cách làm;

Rau xà lách tách thành từng lá, rửa sách, vẩy cho ráo nước rồi cắt sợi nhỏ.
Cà chua rửa sạch, cắt múi cam, rồi băm nhỏ.
Hành tây lột vỏ, cắt bỏ rễ, đầu hành, cắt làm đôi rồi xắt lát mỏng.
Thịt thăn bò rửa sạch, cắt mỏng, ướp với chút tỏi băm và muối tiêu chừng 30 phút cho thấm - bạn cũng có thể ướp thịt bò từ tối hôm trước và để trong ngăn mát tủ lạnh nhé!
Rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
Chuẩn bị mì gói. Bình thường mì để xào giòn thường được ngâm chút nước lạnh rồi hấp để sợi mì được dai. Tuy nhiên, mì gói dùng để trộn thì nên trụng qua nước sôi. Nấu sôi nước rồi cho mì vào chần nhanh, vớt ra để thật ráo. Chần mì giúp cho dầu chiên trong mì ra bớt nước chần, hạn chế được dầu mỡ ở trong mì.
Làm nóng ít dầu ăn trong chảo, cho tỏi vào phi thơm. Khi tỏi hơi se vàng và dậy mùi thì cho hành tây vào đảo đều. Đảo đến khi hành tây đổi sang màu hơi trong và chín mềm.
Thêm cà chua cắt nhỏ vào chảo hành, đảo đều cho cà chua ra bột và chín mềm. Cà chua mềm thì trút thịt bò vào, đảo nhanh tay khoảng chừng 30 giây là thịt bò đã chín mềm, nêm chút gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Chuẩn bị 1 chiếc dĩa sâu lòng hoặc tô. Xếp rau xà lách ra dĩa. Cho gói mì đã chần chín và để ráo lên trên. Thêm thịt bò xào cùng xốt cà chua hành tây vào dĩa.
Pha nước trộn gồm mắm, giấm, đường, ớt sao cho chua cay mặn ngọt vừa ăn. Khi ăn rưới nước trộn lên mì và đảo đều. Rắc rau thơm thái nhỏ tùy thích.
Món mì trộn thịt bò làm rất nhanh gọn, có chất đạm từ thịt, chất xơ từ rau, vị chua ngọt hài hòa hấp dẫn không kém gì món mì xào giòn, lại hạn chế được dầu mỡ.
Chúc cả nhà ngon miệng !

(Theo afamily)
Dịch vụ nấu cỗ tại nhà

Cá cuộn hấp thìa là

0 nhận xét


Nguyên liệu:

- Thịt cá giòn hoặc cá quả: 0,5 kg
- Nấm hương, ớt đỏ, gừng, hành hoa, mỳ chính, hạt tiêu, tỏi, chanh, thìa là.

Cách làm:

Lọc thịt cá, chọn phần thịt ngon nhất. Thịt cá thái mỏng (dài khoảng 10cm, rộng khoảng 4cm), ướp hạt nêm, hạt tiêu. Hành hoa để cả cây chần qua nước sôi. Lấy hành hoa buộc lại miếng cá. Đặt cá vào nồi hấp cách thủy (lưu ý để nhỏ lửa cho cá chín đều), khi cho cá ra nên nhẹ tay vì cá rất dễ vỡ. Để lên đĩa rắc thìa là lên cùng với rau mùi, cà chua. Chấm nước mắm chanh, ớt.
Nguồn: Sưu tầm

Mắm cáy Bình Lục

0 nhận xét

Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính là mắm cáy.
Học tập nơi đô thị phồn hoa, tôi đã có dịp thưởng thức không ít món ăn: lạ có, quen có, thế nhưng tôi đã không thể nào dứt được nỗi nhớ về hương vị mằn mặn của vị phù sa sông, mùi hăng hăng đặc trưng của mắm cáy quê nhà, hương vị của mắm cáy chỉ ăn một lần là nhớ mãi…
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục.
Mắm cáy nơi đây được làm khá là công phu. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửa sạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá( trong quá trình nêm giã sẽ nêm muối tinh đủ độ mặn ), giã xng cho cáy vào hũ kèm theo đó là một chút giềng đập dập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôn dưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng…
Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một sản phẩm độc đáo. Khách du lịch tới đây đều không quên ghé chân mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắm cáy rất thích hợp dùng để chấm thịt luộc, rau luộc và xào nấu thức ăn…
Nguồn: Sưu tầm

Tôm chua Ba Bể- Bắc Kan

0 nhận xét

Ở Bắc Cạn, ai cũng biết đến món tôm chua Ba Bể. Món ăn này có hương vị rất đặc sắc và có vị ngon đặc trưng, khác hẳn so với tôm chua của các nơi khác. Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc . Hiện nay cứ 5 ngày một phiên tôm chua được bày bán tại chợ Khang Ninh (trên đường du khách vào tham quan hồ Ba Bể) bởi lẽ nó không chỉ là món ăn quen thuộc của đồng bào miền núi nữa mà nó đã được nhiều du khách thập phương biết đến.
Tôm Ba Bể con to đều được làm sạch, bỏ râu, để ráo nước. Tỏi ta, ớt chỉ thiên, riềng - ba thứ đập giập băm nhỏ; xôi nếp hoặc thính nếp rang trộn đều với tôm, tỏi, ớt, riềng và men lá rừng; tất cả cho vào hũ đậy kín, để nơi thoáng mát.
Sau khoảng 20 ngày, tôm bắt đầu chín, vị thơm dậy rất cuốn hút, màu tôm chua vàng nhạt pha đỏ của ớt, màu trắng của tỏi... Tôm chua có thể chắt nước làm thức chấm khi ăn các món thịt luộc, rau luộc. Có nơi người dân lấy ngọn búp cây Sau sau, rửa sạch, chấm với tôm chua, uống rượu cũng vào nhiều mà ăn cơm cũng rất tốn.
Ở Ba Bể, người ta thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kỹ thái mỏng, một đĩa khế chua, nem thính tai lợn, chuối xanh, búp đinh lăng, lá mậy sâu (loại cây trên rừng)…
Tôm chua Ba Bể khác với tôm chua vùng biển hay xứ Huế với vị ngọt gắt của đường, chua cay nồng nàn của ớt giềng, tôm chua vùng hồ Ba Bể cũng vị ngọt, chua, cay nhưng lại tự nhiên, hương vị ngọt dìu dịu, chua thanh, hơi cay cay nhưng lại rất đậm đà, riêng biệt.
Ngày nay, nghề làm tôm chua, đang có xu hướng phát triển ở vùng hồ Ba Bể. Dọc theo các triền sông, suối người dân lấy tôm về chế biến. Phải là tôm sông mới cho hương vị đậm đà, riêng biệt với các vùng quê khác. Du khách cũng có thể tìm mua một vài hũ tôm chua mang về ăn dần hoặc làm quà biếu người thân .

Bánh đa cua Hải Phòng

0 nhận xét

Không biết món bánh đa cua có xuất xứ từ nơi đâu nhưng gần như đi tới đâu bạn cũng thấy cái món ăn này có mặt ở đấy. Và cũng không biết có nên gọi món bánh đa cua là món đặc sản dân dã của Hải Phòng không bởi ở ngay một dãy phố Hà Nội cũng thấy một số quán ăn trương biển “Bánh đa cua Hải Phòng” để cho người gốc càng cảm thấy tự hào vui sướng.
Quả thực món bánh đa cua ngon lành lại ít tốn kém, người phong lưu muốn ăn chơi, người ít tiền cũng có thể sà vào hàng ăn tạm mộy bát cho đỡ đói bụng.

Món ăn vừa ngon lại vừa dễ chế biến dà bạn là ai cũng có thể chế biến nó mộ cách ngon lành: Gạch cua được trưng với cà chua chín có thể bỏ thêm ít tóp mỡ vào cho ngậy béo. Thịt cua vẫn để trong nồi nước dùng hoặc chưng lên cùng với cà chua, gạch cua, tóp mỡ làm nhân. Bánh đa cua phải là bánh đa gạo đỏ to bản rộng với rau muống chín tái, nhân, hành lá thái nhỏ, cuối cùng chan nước dùng nóng, thả ít hành khô thái mỏng trên cùng.
Khi ăn, rưới nước chua làm từ me chín nếu thích ăn cay hay cho thêm tương ớt mà không cần rắc hạt tiêu, kèm theo dó là một đĩa rau sống như mùi, kinh giới,... thế là được thưởng thức món bánh đa cua Hải Phòng tuyệt diệu. Húp từ từ một chút nước, gắp một vài sợi bánh đa nhai se sẽ nhẹ nhàng cứ như người đi ăn phở nhưng không phải mùi thảo quả, thịt bò, ngỡ ngàng nhìn lại bát quà bưng trên tay mới thấy đúng vị cua đồng nấu với bánh đa mà cũng chỉ ở Hải Phòng
Màu nâu của thứ bánh đa “đặc trưng”, lẫn màu vàng đỏ chói chang của cà chua chín và màu đất của gạch cua xốp xốp nổi trên bát canh phảng phất màu xanh của hành lá của rau sống mùi thơm và vị chua mát của trái me lẫn trong nước dùng…tất cả đã tạo nên món ăn dân dã thơm ngon và hấp dẫn này.
nguồn: sưu tầm

Nộm sứa Thái Bình

0 nhận xét

Người dân ven biển Thái Bình vẫn truyền tai nhau câu nói: “Nếu về Thái Bình mà chưa thưởng thức nộm sứa, gỏi nhệch thì coi như chưa từng về”.
Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Mùa hè là mùa sứa nổi, nhiều nhất là vào tháng 4, tháng 5, từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, vây, tai, đuôi và cũng không có xương. Xưa kia, người dân đi biển gặp sứa thì bắt về làm sạch ngâm với sú vẹt để vài tháng không hỏng, ăn dần hoặc đem bán lẻ ở các chợ. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nộm sứa trở thành món ăn đặc sản xuất khẩu ra nước ngoài, ở Tiền Hải, Thái Thụy có cả đội tàu đi thu gom sứa, hàng chục cơ sở chế biến sứa hình thành.
 Sứa biển có vị mặn tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bài trừ độc tố trong gan, thận có tính mát bổ thận, trị hen suyễn. Đặc biệt rất tốt cho những người có tiểu sử bệnh đường ruột, viêm loét dạ dày, huyết áp cao. Nộm sứa là một món đặc sản và được nhiều người ăn và nghiện nó mà không hiểu tại sao chắc là vì nó có một vị gì đó mà làm người nào đã từng ăn thử không thể nào quên.
Ðể có được món nộm sứa ngon, quy trình chế biến cũng không phải là đơn giản. Sứa bắt về sơ chế sạch, ướp với muối phèn. Sau một thời gian, những miếng sứa ngậm muối bỏ ra ép thành tấm như chiếc bánh đa. Sứa đã ngâm muối phèn thường dai và dòn không nhũn như sứa ngâm sú vẹt theo phương pháp dân gian truyền thống.
Sứa được cắt ra thành từng miếng mỏng, chần qua nước sôi rồi đem xếp ra đĩa. Hành tây thái nhỏ cũng chần qua nước sôi, sau đó vắt khô cùng với sứa đem trộn đều với thịt gà xé nhỏ, mực hoặc thị bò khô, lạc, dừa nạo, lá chanh, một chút rau húng. Nộm sứa ngon là sau khi chế biến phải dòn, thơm và khô, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được vị giòn tan của sứa, quyện với vị đậm đà nước mắm cốt, ngầy ngậy của lạc, thơm dịu ngọt của dừa và một chút vị biển của mực khô. Ăn miếng nộm sứa giòn ngọt, đậm đà mà cảm nhận được trọn vẹn hương vị biển nơi đây thì còn gì bằng.
Nộm sứa là món ăn mát, giải nhiệt nếu ai đã từng một lần ăn nộm sứa Thái Bình vào mùa hè chắc chắn sẽ lưu giữ mãi hương vị thanh mát của món hải sản đặc trưng vùng quê này.
Nguồn: Sưu tầm

Bánh ướt Phương Lang

0 nhận xét

Đặc sản vùng miền- Từ xưa tới nay người dân làng Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) với nghề truyền thống làm bánh ướt đã tạo rựng cho mình một thương hiệu riêng, một bản sắc riêng, một nét độc đáo riêng đồng thời cũng trở thành nét văn hoá ẩm thực Quảng Trị đậm  đà bản sắc quê hương. Mỗi khi nhắc đến tên Phương Lang là người ta đều nghĩ ngay đến món bánh ướt ngon nổi tiếng gắn liền với địa danh của làng.
Vì sự thơm ngon mà tiện lợi của nó nên từ khi ra đời, món bánh ướt Phương Lang trở nên thân thuộc với người nông dân. Những con bánh mềm, thơm ngon còn theo chân những phụ nữ tảo tần trong làng đi khắp sơn cùng ngõ hẻm. Từ trước đến nay, món bánh này được làm theo lối thủ công truyền thống. Và nó đang dần dần chiếm lĩnh thị trường, giá thành cũng đã giảm xuống nhiều so với trước đây, phù hợp với túi tiền của người dân.
Tại chợ quê Phương Lang, cũng có một quán bánh ướt khá là nổi tiếng và được người dân nơi đây ưa chuộng đó là quán bánh ướt bà Si. Bánh được ăn kèm với rau sống, đĩa thịt heo cắt dày, vị cay của nước dùng, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên vị ngon không thể quên được.
Hiện nay bánh ướt của Phương Lang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời đã thúc đẩy cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều cải thiện các hộ gia đình đã có điều kiện mua sắm những phương tiện sinh hoạt đắt tiền, đầu tư cho con cái học hành. Việc đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để sản xuất là một hướng đi mới trong hoàn cảnh khó khăn chung của các làng nghề truyền thống.
Nguồn: Sưu tầm

Cá Linh kho ăn với bông điên điển

0 nhận xét

Cá linh kho ăn với bông điên điển
Sẽ rất thiều xót nếu không kể đến món canh chua bông điên điển. Chỉ duy nhất ở miền Tây mới có thể thưởng thức được cái món ngon độc đáo này. Vẫn công thức canh chua lâu nay, nhưng người dân nơi đây khéo léo cho thêm bông điên điển tạo nên một mùi vị vô cùng hấp dẫn và lạ lùng. Cái chua chua của me, cái ngọt của cá và cái thơm của bông điên điển có thể làm dịu mát đi cơ thể giữa cái nóng trưa hè oi bức.



Bông điên điển - đặc sản Đồng Thạp

0 nhận xét

Ai đã từng đến miền Tây vào mùa nước nổi thì không thể không biết đến nồi canh chua bông điên điển. Khi con nước tràn ngập các bờ sông, bờ ruộng cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đoá hoa vàng rực màu nắng phương Nam, phất phơ trong ngọn gió hoặc rũ oẳn trong những cơn mưa. Đến Đồng Tháp vào mùa này, bạn sẽ thấy dọc theo hai bờ những tuyến kênh dài hàng mấy chục cây số, bông điên điển nở rộ thành từng chùm, ửng vàng chen lẫn sắc xanh của lá. Bông điên điển giờ đây đã trở thành đặc sản “cây nhà lá vườn”, được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà những người con quê hương nếu có đi xa sẽ còn lưu giữ mãi trong ký ức.
Điên điển được liệt vào danh sách cây rau sạch, một năm chỉ xuất hiện một lần mọc ở các đầm ao, hay trồng theo các bờ ranh hoặc đất trống.
Cây phát triển rất nhanh, điều đặc biệt cây không cần chăm sóc, hay đầu tư phân thuốc mà vẫn cho bông rất sai, nhờ vậy đã giúp rất nhiều người dân tăng thêm thu nhập trong mùa lũ.
Dân Đồng Tháp đi tứ xứ làm ăn, mỗi khi nhớ quê là nhớ bông súng, bông điên điển, nhớ mùa cá linh từ Biển Hồ Campuchia xuôi về Đồng Tháp. Không nồng nàn, kiêu sa, điên điển vàng thơm mùi của cỏ, của phù sa, của bã chè mới đổ ra ấm tích. Ấy vậy nên nó rất hợp vị với nhiều món ăn dân dã. Cá linh kho mía mà không có bông điên điển, không có cái hương đồng quê, cái vị nhân nhẫn của đọt điên điển vàng thì không phải món ăn miền sông nước! Bánh bèo có điên điển làm nhân, trứng tráng trộn thêm vạt điên điển, bánh tráng có điên điển ăn kèm, rồi điên điển để làm dưa, điên điển rang tép… Những món ăn dân giã từ nguyên liệu đến cách làm ấy là cái cớ trực tiếp nhất cho người xa quê mong ngóng ngày trở về.
Có đôi khi ở một vùng trời xa tím ngát oải hương, đỏ rực hồng nhung lại thắc mắc về tên của loài hoa mùa lũ chốn quên nhà – điên điển. Cái tên khắc khoải như một nỗi nhớ, cái tên mang trong nó cả những âu lo của kỳ giáp vụ, cả những thổn thức của những đêm nằm nghe ngóng con nước dâng cao. Loài hoa bình dị vươn lên cùng con nước ấy đã cứu đói cho bà con nghèo. Mùa nước nổi, khi mà khoai sắn bì bõm trong nước, điên điển dâng bông cho món ăn mẹ làm. Về Sài Gòn, tìm khắp chợ lớn chợ nhỏ chẳng đâu thấy bông điên điển… nên người xa quê lại càng nhớ quê da diết, nhớ những món ăn từ bông điên điển vàng...
Nguồn: Sưu tầm

Thịt bò tái kiến đốt- Vĩnh Phúc

0 nhận xét

Đặc sản vùng miền- Nghe tên đã thấy lạ tai, ăn càng lạ miệng và cách chế biến thì lại càng độc đáo. Là niềm tự hào của nhiều người dân Tam Đảo, thịt tái bò kiến đốt không chỉ thơm ngon mà vô cùng tinh tế, chi tiết từng khâu chế biến.
Nguyên liệu chính làm nên món ăn lạ tai là thịt bò, bê song không phải loại nào cũng được lựa chọn. Phải là loại thịt tươi mới mang lại vị thơm ngọt đậm chất cũng như thu hút được sự chú ý của bầy kiến.
Cắt miếng khoảng 1kg đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng. Chọc cho lũ kiến trong tổ tức khí bung ra bâu kín vào miếng thịt. Hàng vạn con kiến hung dữ thi nhau cong đuôi đốt vào miếng thịt còn nóng đó cho thật chán chê càng nhiều càng tốt. Theo cách này, toàn bộ nọc kiến sẽ thấm vào thịt bò chứ không làm mất chất dinh dưỡng dồi dào vốn có. Người dân Tam Đảo cũng khá kỹ tính khi chỉ cho loại kiến cây chứ không đả động đến loài kiến làm tổ dưới đất bởi chúng khá mất vệ sinh.
Nếu kỳ công, mỗi miếng thịt đem treo vào tổ mỗi loài kiến khác nhau sẽ được nhiều hương vị khác nhau. Kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt, kiến ngạt có vị thơm mùi cà cuống… thậm chí có người cầu kỳ, cùng một miếng thịt cho nhiều loại kiến cùng đốt để có đủ vị chua ngọt cay nồng.

Sau đó, các miếng thịt đem về dội qua nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi đem thui trên bếp lửa than hồng cho chín tái. Thái miếng mỏng ngang thớ, bày ra đĩa theo từng loại, đặt thứ tự lên mâm để nhắm rượu.
Miếng thịt đạt chuẩn khi chín tái, hồng hào chứ không đen thui. Thịt tuyệt ngon khi ăn cùng chuối xanh, rau ngổ chấm với tương làm từ đậu, ngô, gừng băm và thêm chút đường.
Ai được thưởng thức cũng cảm thấy rất thú vị bởi mỗi miếng thịt được từng loại kiến đốt sẽ cho một hương vị ngon riêng. Đó quả là hương vị mà khi ăn xong sẽ còn nhớ mãi về vùng đất này.
Ăn thịt bê kiến đốt không chỉ dễ tiêu hóa mà còn là vị thuốc phòng và chữa bệnh thần kinh hoặc bệnh thấp khớp bởi vì nọc kiến rừng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y.
Nguồn: Sưu tầm

Gà rang lá lốt

0 nhận xét

Bạn đã từng quen chế biến các món gà nướng, tần, hấp? Để thay đổi khẩu vị của bạn, xin được giới thiệu và hướng dẫn bạn cách chế biến món ngon dễ làm “Gà rang lá lốt” nhằm làm phong phú thêm cho thực đơn của bạn hàng ngày

1. Nguyên liệu
Thịt gà: 500gr
Lá lốt : 10 cái
Bột chiên giòn
Tỏi : 3 tép nhỏ
Sả tươi :  cây
Riềng : 1 củ nhỏ
Gừng : 1 nhánh nhỏ
Hành tím: 1 củ
2. Cách chế biến món ngon dễ làm
Để chế biến Gà rang lá lốt bạn cần làm tuần tự theo các bước như sau:
- Đầu tiên, rửa sạch thịt gà, chặt miếng vừa ăn rồi ướp với 1 muỗng cafe bột nêm, 1 muỗng cafe nước mắm ngon, chút tiêu. Bạn nên ướp thịt gà trong thời gian khoảng 2 giờ.
- Gừng thái sợi
- Hành tím cắt lát.
- Lá lốt rửa sạch, thái sợi mỏng. Sả, riềng, tỏi băm nhuyễn
- Sau khi ướp xong, bạn cho thịt gà vào lò vi sóng nấu khoảng 6-7 phút, cho đến  đến khi thịt gà chín sơ, bạn rắc đều một lớp bột chiên giòn lên các miếng thịt gà.
- Tiếp đến, đun nóng dầu lên, cho gà vào chiên vàng rồi vớt ra, để ráo dầu.

- Tiếp theo cho tỏi vào phi vàng
- Tiếp tục, cho sả, hành tím, lá lốt và gừng vào đảo đều, nêm với 2 thìa cafe bột nêm
- Sau cùng cho gà đã chiên vàng vào xào nhanh tay rồi tắt bếp
- Cho ra đĩa, ăn với cơm.
Món ngon dễ làm “Gà rang lá lốt” rất thích hợp với bữa cơm ngày mưa. Đây chính là cơ hội để bạn thay đổi thực đơn cho cả gia đình thưởng thức trong những ngày mưa lạnh.

Gà rang lá lốt vừa là món ngon dễ làm lại vừa tốt cho sức khỏe gia đình bạn. Hãy thử ngay bạn nhé. Chúc cả nhà ngon miệng!
Nguồn: Sưu tầm

Cách làm món Salad Cá Ngừ

0 nhận xét

Món ăn ngon mùa hè được món ăn ngon giới thiệu cho các bạn hôm nay đó là món salad cá ngừ được chế biến một cách nhanh gọn và đầy đủ chất dinh dưỡng để bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể trong ngày hè nóng bức.
 Món ăn ngon mùa hè salad này nhìn rất hấp dẫn, với vị chua chua của chanh hòa với vị ngọt của cá ngừ chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một món ăn ngon cực ngon.


Nguyên liệu:
- Cá ngừ đóng hộp
- Bắp cải tím, cà rốt, dưa leo, ớt xanh
- Nước cam, dầu oliu
- Gia vị: Muối, nước cốt chanh
Hướng dẫn nấu món salad cà ngừ:

Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch các nguyên liệu rau củ, sau đó thái sợi mỏng cà tốt, dưa leo, bắp cải và ớt xanh như trong hình nhé.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào tô theo thứ tự cải bắp tím vào trước, sau đó tới ớt xanh, cà rốt và cuối cùng là dưa leo.

Bước 3: Tiếp tục cho nước cam và nước cốt chanh vào tô, cho thêm ít muối và dầu oliu.

Bước 4: Cuối cùng bạn cho cá ngừ vào, dùng đũa trộn đều, vậy là món ăn đã hoàn thành rồi.

Món ăn này không chỉ cực bắt mắt mà còn rất bổ dưỡng. Cà rốt và ớt xanh là hai nguyên liệu giúp bổ sung vitamin A và C rất tốt cho cơ thể.
Món ăn ngon mùa hè salad cá ngừ không khó, chỉ cần bạn cho ít thời gian để chuẩn bị nguyên liệu thì việc làm món ăn này vô cùng dễ dàng. Chúc các bạn thành công!
>> Tiệc tại nhà
>> Nhà hàng thế giới nghiêng

ếch chiên nước mắm

0 nhận xét

Cách chế biến đơn giản và nguyên liệu dễ tìm, bạn sẽ có món ếch chiên nước mắm ngon tuyệt để nhâm nhi.
 Chiên với nước mắm là cách làm phổ biến của nhiều nguyên liệu chính khác nhau như thịt gà chiên mắm, thịt heo chiên mắm, lươn chiên mắm… Tuy nhiên không phải món nào cũng có phương pháp chế biến giống nhau. Sau đây là cách làm ếch chiên nước mắm ngon ăn hoài không ngán.

Nguyên liệu:

500 g thịt ếch, hành lá, nửa củ hành tây, 3 tép tỏi, nước mắm, đường, bột ngọt, chanh, muối, tiêu, dầu ăn.

Cách làm:

Sau khi làm thịt ếch bỏ các bộ phận không cần thiết, cho khoảng 2 muỗng canh muối và vắt nước cốt một trái chanh vào, trộn đều, bóp cho thịt ếch sạch chất nhờn.
Chặt thịt ếch ra thành miếng vừa ăn

 Hành lá làm sạch, cắt đoạn dài khoảng 4 cm. Hành tây chẻ theo chiều dọc thành các miếng nhỏ bằng ngón tay.
Cho nhiều dầu vào chảo, đun sôi dầu trên lửa to. Cho ếch vào chiên, đến khi vàng đều thì vớt ra.
 Băm nhỏ tỏi, phi vàng trong một cái chảo khác hoặc bỏ bớt dầu trong chảo vừa chiên chừa lại lượng dầu đủ phi tỏi. Cho hai muỗng canh đường, một muỗng cà phê bột ngọt, 4 muỗng canh nước mắm, hành lá, hành tây và thịt ếch vào chảo vừa phi tỏi.
Trộn đều trên lửa vừa cho đến khi gia vị thấm hết vào thịt ếch.




 Múc thịt ếch ra dĩa, rắc một ít tiêu lên trên. Ếch chiên mắm ăn ngon hơn nếu chấm muối tiêu chanh và ăn cùng rau sống.
Bài và ảnh: Song Lê


Cơm chiên tôm trứng muối

0 nhận xét

món ngon mỗi ngày- món ăn không chỉ có màu sắc đẹp mắt mà còn hấp dẫn nhờ vị ngọt của tôm, vị mặn mà của trứng muối.

Nguyên liệu:

- 4 chén cơm nguội
- 2 cái trứng muối
- 150 g tôm
- Ít hành lá
- Vài tép tỏi
- Nước mắm, ớt , tiêu

Cách làm:

Bước 1:

- Tôm lột vỏ, cắt nhỏ ướp hạt nêm, tiêu.

Bước 2:

- Cho trứng muối đã bóc vỏ vào lò vi sóng hấp chín, tán nhuyễn.

Bước 3:

- Hành lá cắt nhỏ, tỏi băm nhuyễn
- Phi tỏi với ít dầu cho thơm cho tôm vào xào chín, đổ tôm ra chén để riêng.

Bước 4:

- Vẫn với cái chảo đó cho thêm dầu, phi tỏi cho thơm cho trứng muối vào xào, tiếp đến cho cơm vào đảo đều.

Bước 5:

- Khi thấy cơm đã tơi cùng trứng muối thì cho tôm vào đảo cùng. Nêm lại cho cơm vừa ăn với nước mắm ớt tỏi để dậy mùi thơm.

Bước 6:

- Cuối cùng cho hành lá cắt nhỏ vào đảo cùng và tắt bếp.

Bếp Nhà Béo
>> nhà hàng  thế giới nghiêng 23 độ 5
>> nấu cỗ tại nhà

Tôm và mực xào bông hẹ

0 nhận xét

 Tôm và mực ngọt, được xào cùng bông hẹ và hành tây ăn không ngán. Các mẹ học món ngon này để làm cho ông xã nhé. Uống bia vào lắm

 >> Món ngon mỗi ngày
Nguyên liệu:

- 150g tôm
- 100g mực thái khoanh tròn
- 1 bó hẹ nhỏ
- 1/4 củ hành tây trắng hoặc tím
- Tỏi, hành lá, nước mắm, muối, hạt nêm
- Ớt xanh.

Cách làm:

- Mực thái khoanh tròn, khứa nhẹ vài đường trên thân mực.
- Tôm bóc nõn, rửa sạch, chừa lại đuôi tôm.
- Hẹ cắt bỏ đoạn già, giữ lại đoạn non và bông.
- Hành tây bổ múi cau.
- Hành lá thái khúc.
- Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ mực, tôm vào xào chín. Không nên xào lâu, mực và tôm sẽ bị dai.
- Xào đến khi tôm chuyển màu hồng, đổ ra đĩa, để riêng.
- Dùng lại chảo đó, đổ bông hẹ, hành lá, hành tây vào xào, nhanh tay lửa lớn, nêm vào một thìa nhỏ nước mắm, chút xíu muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm. Xào tầm 3 phút, bông hẹ chín. Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
- Sau cùng đổ tôm và mực vào, đảo đều. Tắt bếp, rắc ít hạt tiêu lên bề mặt. Múc ra đĩa dùng với cơm.
Nguồn: Sưu tầm
dịch vụ nấu cỗ tại nhà

Thịt ba chỉ xiên nướng

0 nhận xét

 Thịt nướng thơm mềm dậy mùi sả, cuốn cùng kim chi và xà lách xoăn là món ăn đổi vị giúp bữa tối của gia đình bạn phong phú hơn.
Ảnh sưu tầm
Nguyên liệu:

- 400g thịt ba chỉ
- 1 thìa canh sả băm
- Mật ong, dầu hào, muối, nước mắm, tỏi, hành khô
- Ăn kèm với kim chi cải thảo, củ kiệu ngâm chua ngọt và xà lách xoăn.

Cách làm:

Bước 1:

- Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo, cắt thịt thành từng miếng vừa ăn, ướp vào bát thịt sả băm, hai thìa canh mật ong, nửa thìa nhỏ muối, một thìa canh nước mắm, một thìa nhỏ dầu hào, tỏi, hành khô, trộn đều và ướp khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ cho thịt thấm.

Bước 2:

- Dùng tay xiên những lát thịt vào xiên tre hay xiên thịt bằng nhôm, làm cho hết phần thịt.

Bước 3:

- Xếp những xiên thịt lên vỉ nướng, nướng thịt trên than hoa đến khi thịt chín vàng.

Bước 4:

- Kim chi cải thảo múc ra bát.
- Củ kiệu rửa sạch, trộn vào bát kiệu một thìa nhỏ giấm, một ít đường, một ít muối, ướp khoảng 30 phút. Bạn có thể mua củ kiệu ngâm chua ngọt bán sẵn.
- Xà lách xoăn rửa sạch, để ráo.

Bước 5:

- Khi dùng bạn múc một ít thịt vào lá xà lách xoăn, bên trên gắp một ít kim chi, và củ kiệu, cuộn tròn lại.

Nguồn: Sưu tầm
dịch vụ nấu cỗ tại nhà

Món ngon từ ốc sên

0 nhận xét

Nhớ dạo còn đi chăn trâu, cắt cỏ, đã bao bận ngã xoài vì vấp ngã phải vỏ ốc sên nhẵn bóng. Loài ốc chuyên ăn ngọn mướp, su su và luôn náu mình trong những góc vườn nhà đã để lại một ấn tượng xấu trong mỗi đứa trẻ chúng tôi.

Thế mà hôm nay, ngồi nghe anh cô bạn người dân tộc Thái huyện Mai Châu- Hòa Bình kể lại cách làm món ốc sên ròn ngọt trên đĩa, tôi hết sức bất ngờ. Hóa ra, loại ốc trông gớm giếc này nếu được chế biến lại “lột xác” trở nên hấp dẫn đến vậy.
Ốc sên. Ảnh: Internet

Một lần lên vùng bản Thái xa xôi trên thung lũng Mai Châu, sau một ngày mải mê ngắm cảnh và chụp ảnh, bụng đói meo về đến bản cũng là lúc đã sẩm tối. Nghe cô chủ nhà giới thiệu bữa tối hôm nay sẽ có một món ăn chế biến từ loại thực phẩm lạ và quen.

Ốc sên xào sả ớt

Cô gái chậm dãi kể: Đĩa ốc xào sả, ớt này không phải ốc nhồi, ốc bươu dưới nước, ốc đá đâu mà là ốc sên em nhặt trong vườn sau trận mưa hôm qua đó anh à. Nhưng cách chế biến của nó thì hơi khó, đặc biệt là ở công đoạn sơ chế nên không phải ai cũng làm được.

Vừa gắp những miếng ốc xào ngon mắt vào bát cho khách, cô vừa giảng giải kĩ càng: Đầu tiên là phải dùng chày đập vỏ ốc cứng. Sau đó dùng dao để cắt lấy nguyên phần đầu của ốc, những phần còn lại bỏ đi hết không dùng được. Tuy nhiên, nếu gặp những con ốc sên có trứng non (là phần trứng còn chưa thành quả ở bên trong dạ con của ốc) có thể dùng được.

Như đoán bắt được sự thắc mắc của chúng tôi về rắc rối của chất nhớt trên mình ốc, cô chủ nhà liền bày cách làm thật đơn giản: Dùng dấm để bóp cho hết nhớt của đầu ốc. Theo cách dân gian xưa kia là dùng tro bếp, nhưng ngày nay do không còn đun bếp củi nên ta có thể bóp bằng dấm gạo nếp. Ở miền núi, bà con còn bóp thêm bằng nước măng chua cho thơm.

Đến khi xào ốc cũng phải có cách chế biến hơi khác so với xào ốc nhồi, ốc bươu hay ốc đá trong núi. Phải xào đều tay đến khi cạn hết nước, lúc ấy mới nêm gia vị vừa đủ. Nếu muốn ốc được thơm giòn thì cho thêm một ít dầu ăn nữa rồi mới cho sả ớt vào xào.

Món ốc sên xào rất nhiều đạm và chất khoáng đem lại giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Nguyên liệu cũng rất dễ tìm. Chỉ cần bàn tay khéo léo của bà nội trợ.

Đến lúc này, chúng tôi mới nhận ra một điều thật thú vị: những món ăn của các dân tộc Việt Nam ra đời đều nhờ óc sáng tạo và bàn tay chế biến khéo léo của những người phụ nữ. Bởi thế những thứ tưởng như bỏ đi, những thứ xa lạ cũng trở thành những món ăn độc đáo và thú vị.
Theo Bùi Việt Phương (Dân Việt)
đặt tiệc tại nhà

Mực xào đậu hà lan

0 nhận xét

Đậm đà, thơm ngon, Mực xào đậu Hà Lan là một món ăn bắt cơm nhưng lại rất dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian. Không những thế, đây còn là món ăn với thành phần dinh dưỡng cân bằng, ít béo, giàu đạm.
Nguyên liệu
Mực sữa: 300g
Đậu Hà Lan: 200g
Hành tây: 1 củ
Ớt sừng cắt quả trám: 1 trái
Tỏi băm: 1M
Tương ớt: 1M
Rau răm:  20g
Muối, dầu ăn, tiêu
Hạt nêm ( Aji-ngon)
Nước tương (Phú Sĩ)
1. Sơ chế:
-       Mực sữa rửa sạch, để nguyên con, ướp 1/2m hạt nêm Aji-ngon®, 1M nước tương “Phú Sĩ”, 1/3m tiêu, 1m tỏi băm.
-        Đậu Hà Lan tước bỏ xơ, cắt xéo. Hành tây cắt múi cau. Rau răm cắt nhỏ.
-       Chần sơ đậu Hà Lan trong nước sôi có chút muối, vớt ra ngâm đá, để ráo.
2. Thực hiện:
-       Phi thơm tỏi, cho mực vào xào lửa lớn, tiếp tục cho hành tây, đậu Hà Lan vào, nêm 1M nước tương “Phú Sĩ”, cho 1M tương ớt, ớt sừng và rau răm vào, tắt lửa.
3. Cách dùng:
-       Cho ra dĩa. Dùng nóng với cơm.
Mách nhỏ
Ướp nước tương “Phú Sĩ” vào mực để khi xào mực thấm gia vị mà không bị khô.
Chần đậu Hà Lan trước giúp đậu giữ màu xanh đẹp và chín đều.
(sưu tầm)
Dịch vụ nấu cỗ tại nhà

Thịt gà kho trứng cút

0 nhận xét

Món ngon mỗi ngày- đây là món ăn mặn với thịt gà vừa mềm vừa thơm ăn kèm trứng cút bùi bùi ăn rất đưa cơm

Nguyên liệu

    400g thịt gà ( nên chọn phần gà đùi )
    20 quả trứng cút
    2 thìa nước màu
    1 củ hành khô, 1/4 củ gừng
    Gia vị: Xì dầu, nước mắm, đường, hạt tiêu nguyên hạt

Cách làm

- Trước tiên, chúng mình cần luộc chín trứng cút đã này.
- Trong lúc chờ đợi, các bạn rửa sạch gà rồi chặt thành từng miếng vừa ăn nhé!
- Thái hành khô và gừng thành từng lát mỏng.
- Các bạn có thể bỏ trứng vào chiên nghen. Làm như vậy, khi kho, phần vỏ trứng sẽ ngấm và thơm hơn đấy!
- Cho thịt gà, trứng, gừng, hành khô, nước màu cùng các gia vị vào nồi.
- Đổ thêm khoảng 1/2 bát nước con vào và đặt lên bếp kho. Ban đầu, các bạn để lửa to nhưng khi mọi thứ đã sôi rồi thì hạ lửa xuống mức bé nhất nhé!
- Chúng ta cần kho thịt trong khoảng 30′, đến khi thấy phần nước thịt hơi keo lại là có thể tắt bếp được rồi!
Chúc các bạn làm thành công nhé!
Nguồn: Sưu tầm
>> Nấu cỗ tại nhà

Canh rau muống, khoai sọ nấu lạc

0 nhận xét

Thay vì nấu với sườn chúng ta hãy thử  nấu lạc tươi được giã nhỏ ăn cũng sẽ rất ngon đấy

Nguyên liệu

    250g khoai sọ: Bạn chọn khoai sọ ruột tím sẽ rất ngon, không nên chọn loại khoai sọ 1 củ (1 cây 1 củ). Nếu chọn được khoai mới dỡ, bạn nên chọn củ cái (củ cái là củ tròn to có bám nhiều củ con xung quanh, củ con là củ nhỏ bẻ ra từ củ cái) cho chắc- bở và ngọt, nếu khoai đã cũ thì nên chọn củ con cho dẻo vì lúc đó củ cái thường bị sượng.
     Nửa bát con lạc: bạn có thể cho nhiều/ít hơn tùy ý     1 nắm rau muống
     Vài cọng rau ngổ già bỏ ngọn non (nếu thích)
     Mắm vừa đủ nêm nếm

Cách làm

-Khoai sọ được tách các củ con ra khỏi củ cái. Chỉ nên cạo vỏ chứ không gọt vỏ để giữ phần màng vỏ tím đặc trưng ngon của giống khoai sọ củ tím. Cạo vỏ tới đâu bạn thả khoai vào chậu nước tới đó. Rửa khoai sạch và bổ nhỏ vừa miếng gắp, nên bổ đôi dần để khoai sọ có miếng vuông chứ không thái lát mỏng dễ nát khoai.
-Lạc giã tươi (không cần rang hay luộc qua trước khi giã). Bạn giã nhỏ đều và để nguyên màng vỏ lạc.
-Cho lạc và khoai vào nồi, đong nước vào bát tô cho đủ bát canh cần nấu rồi đổ vào nồi khoai với lạc. Bạn cũng cho mắm vào luôn công đoạn nước còn lạnh này để mùi mắm chỉ thơm nhẹ. Tra mắm sau khi canh đã sôi nước sẽ rất dễ gây nồng.
-Rau muống nhặt, rửa sạch, vẩy ráo nước. Trước khi thả rau vào nồi bạn mới vặn rau thành khúc ngắn. Nên vặn rau bằng tay cho rau mềm mại, không dùng dao cắt khúc.
-Đun sôi canh thì hạ nhỏ lửa cho khoai và lạc chín nhừ mà không nát. Nếu bạn thích ăn hạt lạc to và giã lạc rối thì nên luộc lạc trước rồi thả khoai vào sau. Canh rất dễ trào nên khi chưa sôi bạn đã phải để ý mở hé vung.
-Khi khoai và lạc chín đều, bạn thả rau muống vào và đảo rau ngập trong nước, để canh sôi đều cho rau chín xanh, nếu rau chín tái rất dễ bị thâm sau khi bạn vớt rau ra bát. Rau chín thì tắt bếp và thả thân rau ngổ (bỏ búp non trên ngọn) xắt nhỏ vào nồi canh.

Chúc bạn và gia đình có món ăn ngon!
>> Nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5

Hương vị phương nam giữa chốn Hà Thành

0 nhận xét

 Các món ăn đều mang phong cách phương Nam dân dã, phóng khoáng, mang đến trải nghiệm thú vị cho thực khách.
Ẩm thực miền Nam có sự giao thoa hài hòa của nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Những món ăn miền Nam phong phú, nhưng thường giản đơn, gần gũi. Ẩm thực của đất phương Nam còn quyến rũ ở chỗ nó mang một sắc thái rất riêng, với đủ vị mặn ngọt hòa quyện bởi cái mênh mông của đất miệt vườn, vị ngọt ngào của sông rạch, vị mặn mòi của gió biển lồng lộng và phóng khoáng. Trong môi trường tự nhiên, giàu sản vật, ẩm thực miền Nam thiên nhiều về sự phong phú mà ít chú ý đến tiểu tiết, sự tinh vi, cầu kỳ trong cách chế biến và trình bày. Tuy nhiên, nhắc đến ẩm thực phương Nam thì người ta không thể quên được các món gỏi, cuốn với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt...
Tháng 8 này, tiếp nối chuỗi chương trình "Món ngon mỗi tháng", Quán Ăn Ngon sẽ đưa thực khách đến với miền sông nước Nam bộ, để trải nghiệm hương vị đậm đà của ẩm thực nơi đây với món gỏi gà lá cóc Nam bộ, cuốn chạo miệt vườn và cá lóc miền Tây dầm mắm xoài.
 Gỏi gà lá cóc có lẽ là món ăn khá lạ với người Bắc bộ, bởi lá cóc chỉ có thể tìm thấy ở phương Nam. Khác với các món gỏi của miền Bắc hay dùng đu đủ xanh, xoài xanh, nguyên liệu thường được bóp với dấm cho ngấm, ở món ăn này, lá cóc đã có sẵn vị chua rất giòn, thanh, lại quyện thêm với vị ngọt của thịt gà, mang đến nhiều thú vị người thưởng thức.
Nguyên liệu của gỏi gà lá cóc rất đơn giản, đúng như tên gọi của nó, gồm có lá cóc, thịt gà, ngoài ra còn có hành tây, ớt, lạc. Nhưng phần khó nhất của món ăn chính là phần nước trộn. Cũng là mắm, chanh, ớt nhưng tùy theo độ khéo léo của người chế biến mà món ăn có độ hấp dẫn riêng. Tháng 8 này, chẳng cần đi đâu xa, thực khách có thể thưởng thức hương vị phương Nam đầy nắng, gió tại Quán Ăn Ngon. Với lá cóc tươi được nhập trực tiếp từ miền Nam theo ngày, món gỏi gà lá cóc sẽ được lòng rất nhiều thực khách.
 Cùng nằm trong danh sách các món cuốn trứ danh của vùng đất phương Nam, gỏi tai heo ăn cùng với bánh đa, bánh tráng và các loại rau thơm, được đặt một cái tên rất Nam bộ là “Cuốn chạo miệt vườn”. Cũng là tai hay mũi heo, nhưng không giống như người Bắc ăn với lá sung, lá mơ, hoặc thậm chí ăn không, cuốn miệt vườn từ cái tên đến hình thức thể hiện đậm chất sông nước Nam bộ. Với óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân ẩm thực tại quán, món ăn vốn giản dị của người dân phương Nam đã trở nên hấp dẫn hơn.
Đây là món ăn được trình bày thật đẹp mắt với mẹt tre, màu xanh mát mắt của rau thơm kết hợp với đủ sắc vàng, đỏ, trắng của cà rốt, ớt, khế… hấp dẫn. Điểm đặc biệt của món ăn này so với món cuốn tai heo Bắc bộ nằm ở bánh đa nướng giòn, chín tới, khi ăn bạn sẽ thấy vị ngọt, bùi, giòn, thơm vừa lạ miệng, vừa quyến rũ.
Món cuối cùng trong chuyến phiêu lưu ẩm thực tháng 8 là “Cá lóc miền Tây dầm mắm xoài”. Cũng giống như đa số các món ăn miền Tây Nam bộ, món cá lóc này không nằm ở sự cầu kỳ, phức tạp. Tuy nhiên, để món ăn ngon, nhất thiết phải chọn được xoài xanh chua vừa, không quá chín và ngọt để khi ăn cùng với cá, người ăn vẫn cảm nhận được vị chua dịu, thanh, mà vẫn giòn.
Phần khó nhất của món này chính là nước chấm đi kèm. Nước chấm đạt yêu cầu phải hòa quyện đủ vị cay nồng của ớt, vị chua mát của chanh, vị ngọt mặn vừa phải của mắm, đường. Vì thế nước chấm trở thành bí quyết để các nhà hàng thu hút khách dù họ bán cùng một món ăn. Cá lóc hay người Bắc vẫn gọi là cá quả được chiên giòn, dùng ngay khi còn nóng cùng với xoài, nước chấm... chính là món ăn hấp dẫn. Với món ăn này, người ta có thể ăn chơi, ăn với cơm, hay ăn cùng với rau thơm, bánh tráng thành món cuốn đều rất hợp.
 Ẩm thực không chỉ là những món ăn để no, mà còn là văn hóa, hồn cốt của địa danh, con người nơi đó. Với các món ngon của tháng 8, Quán Ăn Ngon muốn đưa thực khách tới chốn miệt vườn để thưởng thức phong vị phương Nam. Tại quán, thực khách không chỉ được cảm nhận cái nắng, gió của một vùng sông nước phì nhiêu, mà còn cảm nhận được nét hồn hậu, chất phác mà rất phóng khoáng qua những món ăn thấm đẫm nét quê nhà.
(Nguồn: Quán Ăn Ngon)
>> Nhà hàng thế giới nghiêng

Cách làm chả khoai tây

0 nhận xét

Chả khoai tây có thể ăn không hoặc dùng với nước chấm đều được. Chả vừa giòn, thơm, ngọt, lại hơi cay rất thú vị.

Chả khoai tây – món ăn dân dã nhưng lại rất sang ấy trở thành món mặn đổi khẩu vị trong bữa cơm của nhiều gia đình ở quê tôi. Nó cùng với chả đậu xanh là hai món mà tôi thích và nhớ mãi.
cach-lam-cha-khoai-tay
Nguyên liệu:
 làm chả khoai tây không cầu kỳ lắm. Tùy theo điều kiện, thời gian mà có thể cho nhiều nguyên liệu trộn lẫn để chả ngon và có nhiều hương vị hơn. Ngày xưa tôi thường thấy mẹ làm chả khoai tây chỉ cần thêm một chút bột mì, vài quả trứng và mấy củ khoai tây là đã có đĩa chả ngon lành.
Nhưng ngày nay, điều kiện các gia đình ngày càng khá giả và khẩu vị đa dạng, nên người ta có thể cho thêm vào đó những thứ gia vị khác như một chút thịt xay, tiêu, hành, rau mùi và ớt để chả thơm ngon hơn.
Khoai tây chọn những củ to, vàng đem gọt sạch vỏ và ngâm nước muối để khoai không bị thâm. Sau đó dùng bào, bào mịn hoặc dùng chuôi nạo, nạo thành những sợi nhỏ. Bây giờ người ta có thể thái nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Ớt và mùi rửa sạch thái nhỏ. Cuối cùng cho hỗn hợp khoai tây, mùi, ớt, hạt tiêu trộn lẫn với trứng gà và bột mì và gia vị sao cho thành hỗn hợp sền sệt là được.
Đổ dầu ăn vào chảo chiên nóng. Dùng thìa múc từng thìa nhỏ vào chảo dầu, dàn đều thành hình tròn, to nhỏ tùy thích và rán vàng lên. Đun lửa nhỏ và lật chả liên tục để chả chín đều. Khi chả vàng thì vớt ra đĩa, giấy thấm dầu cho ráo mỡ.
Chả khoai tây có thể ăn không hoặc dùng với nước chấm đều được. Chả vừa giòn, thơm, ngọt, lại hơi cay rất thú vị. Những ngày lạnh trời, chả khoai tây sẽ là món hấp dẫn giúp đổi khẩu vị cho mọi người.

Theo Lao động
>> dich vu nau co tai nha

 
  • Hệ thống F5 | mon ngon moi ngay | am thuc viet © 2012 | Nha hang the gioi nghieng